Khánh Hoà: Phát hiện 110 con voọc chà vá chân đen

Một quần thể khoảng gần 100 - 110 cá thể voọc chà vá chân đen - có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thuộc diện nguy cấp, cần bảo vệ - được tìm thấy tại bán đảo Hòn Hèo, huyện Ninh Hòa, Khánh Hoà.

Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Tài nguyên và môi trường lâm nghiệp, Voọc chà vá chân đen (tên khoa học là Pygathrix nigripes) này tập trung chủ yếu tại các điểm Dốc Ba Ngọn, Suối Lanh, Dốc Chính, Dốc Rồng (xã Ninh Phú), Rừng Cát, Gềnh Nhảy (xã Ninh Phước) và Suối Hoa Mai, Khu du lịch Hồng Hải (xã Ninh Văn).

Voọc chà vá chân đen ở Hòn Hèo (Ảnh: VNN)

Ở Việt Nam, loài này không còn nhiều, mỗi điểm có khoảng 50 - 60 con, phân tán tại các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Ninh Thuận... Việc phát hiện quần thể voọc chà vá chân đen tại Khánh Hòa ngoài giá trị bảo tồn còn mang lại cơ hội rất lớn cho ngành du lịch của địa phương.

Ông Dũng phân tích: Rừng tại bán đảo Hòn Hèo chủ yếu là rừng thứ sinh, diện tích rừng nguyên sinh còn rất ít. Việc chặt gỗ đốt than, hạ cây rừng, đào đầm nuôi tôm cá, làm đường, săn bắt... đang là mối đe dọa lớn đối với sự sinh tồn của quần thể voọc chà vá chân đen. Nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời và hiệu quả thì số cá thể voọc quý này sẽ suy giảm trên cả nước và đứng trước nguy cơ tuyệt diệt. Trong khi đó, bán đảo Hòn Hèo nằm trong vùng du lịch, nếu kết hợp bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái thì sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho cộng đồng.


Theo Thanh Niên, VNN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video