Khí bẩn gây đột quỵ

Sống trong bầu không khí ô nhiễm đậm đặc chất hạt rất dễ bị chứng đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Một nguyên nhân có thể do sự thay đổi của các yếu tố đông máu hình thành cục máu đông trong não.

Các nhà khoa học từ Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess (Mỹ) tìm hiểu mối quan hệ giữa không khí ô nhiễm và chứng đột quỵ ở 9 thành phố Mỹ, dựa trên bệnh án của khoảng 150.000 ca đột quỵ do tắc nghẽn mạch gây thiếu máu cục bộ và 19.000 ca đột quỵ do xuất huyết từ năm 1986 tới 1999. Nghiên cứu được xem là quy mô nhất từ trước tới nay, trong khi trước đó người ta chủ yếu tập trung vào các bệnh tim mạch khác.

Kết quả cho thấy sự gia tăng các chất hạt trong không khí ô nhiễm từ thấp nhất tới cao nhất đều làm tăng 1,3% số ca nhập viện do đột quỵ vì thiếu máu cục bộ trong cùng một ngày. Trong khi đó, không có mối liên quan nào giữa khí bẩn và số ca nhập viện vì chứng đột quỵ do xuất huyết.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu Gregory A Wellenius, có 3 nguyên nhân tiềm ẩn và chúng đơn độc hoặc phối hợp với nhau gây ảnh hưởng. Thứ nhất, đột quỵ là kết quả của một loạt viêm sưng do khí bẩn kích thích. Thứ hai, khi chất hạt thâm nhập vào phổi, tổ chức này sẽ kích thích các phản ứng làm thay đổi huyết áp hoặc nhịp tim. Cuối cùng là sự thay đổi của các yếu tố đông máu kích thích tạo cục máu đông, theo dòng máu tới não và gây tắc nghẽn.

Mỹ Linh

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video