Khi bay vào vũ trụ da của các nhà phi hành gia sẽ mỏng hơn

Trong sứ mệnh khám phá vũ tru, các phi hành gia nhận thấy rằng da của họ bị mỏng hơn bình thường khi bay vào không gian. Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân.

Da của nhà phi hành gia mỏng hơn khi bay vào vũ trụ

Sứ mệnh khám phá vũ trụ của con người về hành tinh Đỏ được mong đợi từ lâu vẫn còn trong dự kiến một vài năm nữa. NASA dự định hành trình có người lái đầu tiên của họ là vào năm 2030. Nhưng với khoảng cách hơn 55 triệu km, các phi hành gia phải đối mặt với ít nhất nửa năm du hành mới đặt chân đến sao Hỏa - chưa kể đến hành trình trở về. Trong vô số những trở ngại cần phải vượt qua, sức khỏe của các phi hành gia một thời gian dài trong không gian là mối quan tâm chính.

Các nhà khoa học Đức đã sử dụng công nghệ hình ảnh tiên tiến để tìm hiểu một hiện tượng không bình thường: Tại sao da của các phi hành gia bị mỏng hơn trong không gian? Nghiên cứu này được giáo sư, giám đốc điều hành công ty Đức JenLab với các cở sở ở Jena và Saarbrucken, Karsten Koenig đến từ đại học Saarland dẫn đầu.

Karsten Koenig cùng các đồng nghiệp sử dụng hình ảnh chụp cắt lớp da có độ phân giải cao để quan sát các tế bào da của một số nhà du hành trước và sau khi bay vào không gian.

Các nhà phát triển công nghệ laser cho biết độ phân giải trong không gian cao hơn một nghìn lần so với các thiết bị sóng siêu âm. "Bằng việc sử dụng các xung femtosecond laser, chúng tôi đã quét lớp da của các nhà du hành và nhận được các dấu hiệu từ da, đặc biệt là huỳnh quang, cũng như một dấu hiệu khác gọi là sóng hài thứ hai. Vì vậy, với hai tín hiệu này, chúng tôi có thể tái hiện các hình ảnh và có cái nhìn chính xác về da với độ phân giải cao".


Sức khỏe của các phi hành gia rất quan trọng trong sứ mệnh khám phá vũ trụ

"Độ phân giải này là một yếu tố tốt hơn so với sóng siêu âm. Do đó, hiện tại có thể thu thập được các thông tin mà không cần tiến hành sinh thiết. Chúng tôi có thể nhận được thông tin trong một vài giây với độ phân giải tuyệt vời này", Koening cho biết thêm ứng dụng này bao gồm cả mô bệnh học trong cơ thể người có thể chuẩn đoán sớm bệnh ung thư và các tác động quyết định của quá trình lão hóa da.

Koening được cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) yêu cầu sử dụng công nghệ femtosecond laser cho dự án "Skin B" của họ. Cơ quan hàng không tiến hành dự án này nhằm mục đích tìm hiểu về "cơ chế lão hóa da chậm trên Trái Đất nhưng lại tăng tốc nhanh trong môi trường không trọng lượng". Cho đến nay, Koening và các đồng nghiệp đã quét da của 3 thành viên phi hành gia trước và sau khi bay vào không gian, phi hành gia người Ý Luca Parmitano, Samantha Cristoforetti, và phi hành gia người Đức Alexander Gerst.

"Hiện tại, chúng tôi đã có kết quả thú vị từ 3 phi hành gia. Dường như có một sự sản xuất mạnh mẽ của collagen, vì thế các phi hành gia đột nhiên có nhiều collagen hơn bình thường. Điều này có nghĩa là ở đây có một số loại có tác dụng chống lão hóa, ít nhất là ở lớp hạ bì, phần dưới của da. Và chúng tôi phát hiện ra lớp biểu bì, đặc biệt là lớp tế bào sống, đã bị co lại, do đó da trở nên mỏng hơn", Koening cho biết.

Koening và nhóm nghiên cứu của ông đã tiếp tục nghiên cứu nguyên nhân gây ra sự mỏng da của các phi hành gia và quan trọng hơn là cách ngăn chặn chúng. "Chúng tôi thấy rằng lớp biểu bì bị mỏng hơn gần 20%. Và cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thể giải thích. Nghiên cứu này thực hiện với các phi hành gia 6 tháng, một câu hỏi lớn đặt ra ở đây là: Liệu đối với các phi hành gia đi lên sao Hỏa một hoặc hai năm thì có tốt không nếu da càng ngày càng mỏng đi", Koeing cho biết.

Theo VietQ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video