Khoảng 2,000 ngôn ngữ không thông dụng có thể biến mất khỏi Trái Đất trong vòng 100 năm!

Cứ sau hai tuần, một ngôn ngữ lại biến mất trên hành tinh Trái Đất. Thông tin này đã được công bố bởi David Harrison, một nhà ngôn ngữ học và là giám đốc của Viện ngôn ngữ học Hoa Kỳ.

Hiện nay có khoảng 7,000 ngôn ngữ còn tồn tại trên Trái Đất. 80% số người đang sinh sống trên thế giới sử dụng 83 ngôn ngữ phổ biến và chỉ có 0,2%giao tiếp với nhau bằng 3,500 thứ tiếng ít thông dụng.

Ngôn ngữ mất đi còn nhanh hơn cả những động vật được ghi trong sách đỏ. Có khoảng 5 khu vực ngôn ngữ trên hành tinh gặp phải thảm họa đó: Khu vực Bắc Australia (153 ngôn ngữ), Trung Mỹ và Nam Mỹ (113), bao gồm Ecuador, Columbia, Peru, Brazil và Bolivia, Cao nguyên phía bắc Thái Bình Dương (54), gồm có bang British Columbia của Canada, bang Washington và Oregon của Mỹ, bang Oklahoma, Texas và New Mexico, Nga, vùng lãnh thổ phía Đông Siberia thuộc Nga, Trung Quốc và Nhật Bản (23). Nói tóm lại, có 383 ngôn ngữ đang phải đối mặt với nguy cơ biến mất mãi mãi.

Một ngôn ngữ biến mất có nghĩa là sự sụp đổ của cả một nền văn hóa (Ảnh: Flan.csusb.edu)

Đôi khi thật đơn giản, một ngôn ngữ có thể biến mất ngay khi người cuối cùng sử dụng nó qua đời. Ví dụ, chỉ có một người nói tiếng Siletz Dee-ni – thứ ngôn ngữ cuối cùng trong tổng số 27 thứ tiếng được sử dụng bởi bộ lạc người Anh-điêng cư trú ở Siletz – một khu vực dành riêng cho người Anh-điêng. Trên thực tế ngôn ngữ này đã bị không còn tồn tại. Thông thường người trẻ tuổi nhất nói những ngôn ngữ ít thông dụng thường hơn 60 tuổi. Ví dụ chỉ có 5 người lớn tuổi nói tiếng Yuchi thuộc bang Oklahoma của Mỹ.

Những ngôn ngữ không thông dụng hầu hết đều biến mất do không thể cạnh tranh với những thứ tiếng khác. Ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, những phương ngữ (ngôn ngữ địa phương) thổ dân đã bị thay thế bởi những thứ tiếng của người Châu Âu như: tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và tiếng Pháp. Ở Australia, những sự xung đột gay gắt xảy ra giữa những bộ lạc thổ dân và những người da trắng đã gây ra tình trạng mất ổn định của nhiều ngôn ngữ.

Một trường hợp tương tự xảy ra ở vùng Siberia thuộc Liên Xô cũ, khi chính quyền đã góp phần gây ra sự “tuyệt chủng” của một số lượng không nhỏ những ngôn ngữ địa phương, khiến cho những cư dân địa phương phải sử dụng những thứ tiếng thuộc nhiều khu vực khác nhau của Siberia rộng lớn.

Khoảng một nửa trong số tất cả những ngôn ngữ trên thế giới chưa có chữ viết. Khi người cuối cùng nói một thứ tiếng qua đời, thứ tiếng đó cũng bị mất đi. Sự biến mất của một ngôn ngữ có nghĩa là mọi thứ cũng biến mất, đó là một dân tộc có: chủ quyền riêng, nền tảng lịch sử, sinh học, toán học, v.v…

Giáo sư Sergei Arutyunov, người đứng đầu Học viện dân tộc học và nhân loại học của Viện khoa học hàn lâm Nga, coi quá trình này là sự già hóa tự nhiên của ngôn ngữ. Ông cho rằng: “Đây là vấn đề về sự già hóa tự nhiên của ngôn ngữ. Mạt khác, nếu 20 thứ tiếng mất đi mỗi năm, có nghĩa là hơn 2,000 ngôn ngữ sẽ biến mất trong vòng chừng 100 năm. Đó có thể là một tấm thảm kịch về văn hóa đối với nền văn minh của nhân loại. Ví dụ ở Nga, có một ngôn ngữ biến mất mỗi năm. Khoảng 20 thứ tiếng bị mai một ở Liên bang Xô Viết trong suốt 20 năm tồn tại cuối cùng của nó. Tôi biết ít nhất 2 trong số những thứ tiếng đó”.

Ông Arutyumov không tìm thấy sự liên quan nào giữa sự mai một của ngôn ngữ và toàn cầu hóa. Thật vậy toàn cầu hóa và ngôn ngữ là một câu chuyện hoàn toàn khác nhau.

Nezavisimaya Gazeta

Việt Hằng (Theo Pravda)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video