Khoảnh khắc sao chổi hủy diệt voi ma mút trên cột đá cổ

Cảnh tượng sao chổi khổng lồ đâm Trái Đất xóa sổ loài voi ma mút được khắc họa trên cột đá từ thời cổ đại ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Các chuyên gia tại Đại học Edinburgh, Anh cho biết các hình khắc trên cột đá cổ Vulture ở Gobekli Tepe, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ tái hiện sự kiện sao chổi va Trái Đất, xóa sổ loài voi ma mút và làm thay đổi toàn bộ lịch sử con người,Telegraph đưa tin.


Các bức tranh khắc trên cột đá kể về sự kiện sao chổi va vào Trái Đất. (Ảnh: Telegraph).

Trước đây, các chuyên gia cho rằng hình khắc trên cột đá cổ Gobekli Tepe kể về các loài vật thời tiền sử. Tuy nhiên, bằng các phương pháp nghiên cứu đặc biệt, các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh xác định Vulture tái hiện các chòm sao và sao chổi, kể về sự kiện các mảnh sao chổi va vào Trái Đất chính xác ở thời điểm diễn ra kỷ Băng Hà nhỏ.

"Có vẻ như Gobekli Tepe là một đài thiên văn quan sát bầu trời đêm. Một trong các cột đá ở đây dường như là ký ức về sự kiện sao chổi hủy diệt, có thể là ngày tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ cuối kỷ Băng hà", tiến sĩ Martin Sweatman dẫn đầu nghiên cứu nói.

Sử dụng chương trình máy tính để xác định vị trí các chòm sao từng xuất hiện trên bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ hàng nghìn năm trước, các nhà nghiên cứu xác định sao chổi va Trái Đất vào năm 10.950 trước Công nguyên, chính xác ở thời điểm thời kỳ Younger Dryas bắt đầu theo dữ liệu lõi băng từ đảo Greenland.

Younger Dryas được xem là thời kỳ quan trọng với con người bởi đánh dấu sự xuất hiện của nông nghiệp và những nền văn minh thời kỳ đồ đá mới đầu tiên.

Trước vụ va chạm, nhờ các khu vực lúa mì và lúa mạch mọc dại, những người đi săn sống nay đây mai đó ở Trung Đông chuyển sang sống định cư. Điều kiện thời tiết không thuận lợi sau vụ va chạm buộc các cộng đồng hợp sức tưới tiêu và chọn giống để duy trì mùa màng. Nông nghiệp hình thành, tạo tiền đề cho sự xuất hiện của những thành phố đầu tiên.


Hình khắc tái hiện cảnh sao chổi đâm xuống Trái Đất trên cột đá Vulture. (Ảnh:Telegraph).

Các bức tranh khắc đá dường như duy trì vai trò quan trọng với cư dân của Gobekli Tepe trong hàng nghìn năm, cho thấy sự kiện sao chổi và khí hậu lạnh sau đó có khả năng đã tạo ra tác động rất lớn, theo các nhà nghiên cứu.

Sweatman cho rằng nghiên cứu củng cố giả thuyết về tác động của sao chổi trong thời kỳ địa chất Younger Dryas từ năm 19.900 đến 11.700 trước Công nguyên. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học cho rằng một vụ sao chổi va vào Trái Đất có thể là nguyên nhân khiến nhiệt độ giảm đột ngột trong thời kỳ này.

Cập nhật: 13/06/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video