Khói độc tràn ngập bầu trời Delhi khi bãi rác khổng lồ bốc cháy

Ngọn lửa bốc cháy trước "ngọn núi rác thải" cao 65 mét ở thành phố Ghazipur, Ấn Độ vẫn chưa hoàn toàn được dập tắt, khiến cư dân địa phương nghẹt thở vì hít phải khói độc.

Đám cháy bùng phát

Các phần của đám cháy bùng phát ngày 28/3 tại một bãi rác khổng lồ ở thành phố Ghazipur, ngoại ô thủ đô Delhi, thường được gọi là "ngọn núi hổ thẹn", vẫn âm ỉ cháy suốt 24 giờ sau đó, khiến cư dân địa phương chìm trong bầu trời ngột ngạt, liên tục phàn nàn vì hít phải khói độc.


Người dân đứng tại bãi rác Ghazipur đang bốc cháy ở Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: The Guardian).

Cơ quan Cứu hỏa Delhi (DFS) cho biết hơn 90 nhân viên cứu hỏa đã phải vật lộn từ ngày 28/3 để dập tắt ngọn lửa tại bãi rác ở Ghazipur, do ngọn lửa bốc cháy quá cao và thiếu đường tiếp cận.

“Không có đường hay mặt đất để tiếp cận điểm cháy. Ngoài ra, những lính cứu hỏa của chúng ta có thể bị ngạt thở hoặc ngã. Chúng tôi đã phải vật lộn với tất cả khí metan và các loại khói độc hại khác. Cách duy nhất để dập tắt ngọn lửa là loại bỏ đống rác bằng cách sử dụng vòi cứu hỏa và phun nước trước tại các điểm cháy”, Cơ quan Cứu hỏa Delhi nhấn mạnh.


Lính cứu hỏa thuộc Cơ quan Cứu hỏa Delhi (DFS) đang dập tắt đám cháy. (Ảnh: Quartz).

Nguyên nhân chính xác của vụ hỏa hoạn cho đến nay vẫn chưa được xác định. Nhưng dựa trên tình hình thực tế, ngày 28/3 là ngày nóng nhất ở thủ đô Delhi của Ấn Độ từ đầu năm cho đến nay và các chuyên gia cho rằng, nắng nóng có thể làm gia tăng lượng khí metan tạo ra do chất thải phân hủy. Một khi lượng khí metan vượt qua giới hạn nhất định, ngọn lửa sẽ bùng cháy.

“Con trai tôi là người đầu tiên bắt đầu ngứa mắt và ho”, Shyam Biswas, người bán hoa ở chợ đầu mối địa phương cho biết. “Sau đó, cha tôi bắt đầu có dấu hiệu tương tự, và khi chúng tôi ra phía ngoài ban công, đó là một bầu trời đầy khói đen”.


Đám khói dày đặc bay thẳng lên bầu trời từ bãi rác Ghazipur, Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: Scroll.in).

Khi nhìn vào bãi rác từ đường cao tốc đi qua thành phố Ghazipur, nơi đây trông giống như một dãy núi kỳ lạ với những con kền kền lượn quanh phía trên.

"Ngọn núi hổ thẹn" được chất đầy bởi rác thải của 20 triệu cư dân thủ đô Delhi, được thành lập vào năm 1994 với diện tích 32 ha và đạt chiều cao 65 mét. Bãi rác này đã vượt quá công suất cho phép trong hơn một thập kỷ trước, nhưng 2.500 tấn rác thải vẫn tiếp tục được đổ lên đó mỗi ngày.

Những "núi rác" khổng lồ

Giống như nhiều thành phố khác của Ấn Độ, thủ đô Delhi không có hệ thống xử lý rác thải nào ngoài việc đổ đống vào các bãi chôn lấp. Một nghiên cứu vào năm 2020 của Trung tâm Khoa học và Môi trường đã cho thấy, hơn 3.000 bãi rác miền núi trên khắp Ấn Độ đang chứa tới 800 triệu tấn rác thải.

Núi rác cao nhất đất nước ở thành phố Mumbai ước tính cao 18 tầng.


Hình ảnh thường ngày tại những núi rác ở Ấn Độ. (Ảnh: FII).

Bãi rác Ghazipur là một mối nguy hại thường trực đối với sức khỏe cư dân thủ đô Delhi nói riêng và cư dân Ấn Độ nói chung. Vào năm ngoái, ngọn lửa đã bùng phát tận bốn lần tại đây. Trở lại năm 2017, một phần lớn của bãi rác đã bị lỏng do nén không chặt và vỡ ra, đổ tràn xuống đường và làm hai người dân tử vong.

Đối với những người dân sống ở những khu vực xung quanh bãi rác Ghazipur, không khí luôn trong tình trạng độc hại. Chất thải phân hủy thải ra khí độc, làm ô nhiễm thêm bầu không khí vốn đã rất nặng nề.


Bãi rác Ghazipur đang bốc cháy ở Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: Hindu Times).

Một báo cáo từ Chất lượng Không khí Thế giới tuần trước đã cho thấy, Delhi là thủ đô ô nhiễm nhất trên thế giới vào năm 2021, trong năm thứ tư liên tiếp.

“Vấn đề nằm ở chỗ, rác thải tại bãi rác Ghazipur là loại chất thải hỗn hợp chưa được phân loại nên đám cháy sẽ giải phóng tất cả các loại độc tố có bên trong, bao gồm lưu huỳnh đioxit, muội cacbon, nitơ và các chất dạng hạt vào không khí, làm cho không khí thậm chí trở nên tồi tệ hơn mức bình thường”, theo Richa Singh từ Trung tâm Khoa học và Môi trường.

Đến trưa ngày 29/3, tức 24 giờ sau khi đám cháy bùng phát, ngọn lửa vẫn còn đang âm ỉ.

Chính quyền địa phương ở thủ đô Delhi đang tiến hành san phẳng bãi rác, một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết vì rác thải vẫn tiếp tục được đổ ở đó mỗi ngày.

Cập nhật: 31/03/2022 Theo daidoanket
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video