"Khói lạ bủa vây Hà Nội" là sương mù axít

Trong những ngày bị khói bao phủ, nhiều người dân Hà Nội cảm thấy khó thở, cay mắt. Khi xuất hiện mưa nhẹ, tôi đã đo thử và nhận thấy độ pH của nước mưa khá thấp, chỉ khoảng 5,0-5,5. kết quả này đồng nghĩa với mưa axít”, TS Nguyễn Đình Hòe cho biết.

Cách nay ba tuần, truyền thông đại chúng đưa tin Hà Nội bị tràn ngập bởi “khói lạ”. Đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường nhanh chóng đổ lỗi cho nông dân ở ngoại thành đốt rơm, làm cho khói bay vào khu trung tâm thành phố.

Nhưng các nhà khoa học về môi trường không nghĩ đơn giản như vậy. TS Nguyễn Đình Hòe, Khoa Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng khi hiện tượng khói mù xảy ra, khu vực Hà Nội gần như không có gió, nên khói do đốt rơm rạ ở ngoại thành không thể bay vào thành phố.
Trong những ngày bị khói bao phủ, nhiều người dân Hà Nội cảm thấy khó thở, cay mắt. Khi xuất hiện mưa nhẹ, tôi đã đo thử và nhận thấy độ pH của nước mưa khá thấp, chỉ khoảng 5,0-5,5. kết quả này đồng nghĩa với mưa axít. Từ đó tôi cho rằng khói mù không phải do đốt rơm mà là sương mù axít và các nhà môi trường học gọi là sương khói quang hóa”, TS Nguyễn Đình Hòe nói.

Sương mù axít là hiện tượng ô nhiễm không khí rất nguy hiểm và nó đã từng xảy ra vài lần ở Hà Nội vào năm 2008. Đây là hậu quả của tình trạng ô nhiễm không khí do khí thải động cơ xe cộ và khói của các nhà máy gây ra, kết hợp với một số diễn biến bất thường của khí hậu vào một thời điểm nào đó.

Thông thường, nhiệt độ lớp không khí từ sát mặt đất đến độ cao khoảng 150m nóng hơn tầng trên cao. Nhờ đó, các loại khí thải do xe cộ và hoạt động sản xuất công nghiệp phát ra nhanh chóng bị gió khuếch tán vào không trung. 

Sương mù axit bao phủ dày đặc trong khu Văn Quán. (Ảnh: VNN)

Tuy nhiên, trong những ngày Hà Nội bị khói tấn công, tình hình đã diễn ra trái ngược. Lớp không khí trên cao nóng hơn dưới mặt đất. Các nhà khoa học gọi đây là “hiệu ứng nghịch nhiệt”. Khí mát nặng hơn, đi là là sát mặt đất đẩy khí nóng lên cao, làm cho hiện tượng đối lưu không xảy ra được. Lớp không khí sát mặt đất bị ứ đọng, các chất ô nhiễm được tích lũy lại cùng với hơi nước, tạo ra hiện tượng sương mù axit. Sương khói thường rất đặc và khi có sương khói thì không có gió. 

Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2007, ô nhiễm không khí ở các đô thị Việt Nam đã trở nên nghiêm trọng. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở những khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp. Kết quả quan trắc cho thấy, lượng bụi các loại, chì và các khí xả động cơ giàu NOx, SOx, COx, benzen, toluen, xylen… trong không khí đã tăng 2-4 lần chỉ trong vòng hai năm.

Bản báo cáo này đưa ra dự báo, hàm lượng chất thải trong không khí ở Hà Nội và TPHCM có thể tăng 2-5 lần vào năm 2010. Các loại khí xả động cơ và công nghiệp như NOx, SOx, COx khi kết hợp với hơi nước tạo thành các giọt axit, các loại khí độc khác. Các khí bụi độc này tấn công vào phổi qua hoạt động hô hấp gây đau rát phổi, giảm hô hấp, đau đầu, hôn mê và có thể tử vong.

Sương mù axít vào mắt còn gây đau rát mắt, giảm thị lực. Cây cối bị khô héo lá và có thể chết giống như bị mưa axit. Theo TS Nguyễn Đình Hòe, sương mù axít và các tác động của nhiệt độ cực đoan đặc biệt rất nguy hiểm nhất cho người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em và người bị tim mạch.

Ở khu vực Hà Nội, tuy hiện tượng sương mù axít không xảy ra thường xuyên, nhưng trong những mùa nóng, người dân thường cảm thấy rất khó chịu, bị nóng rát, mặc dù nhiệt độ nhiều lúc không khác biệt so với các tỉnh, thành phố phía Nam. Rất có thể, do điều kiện độ ẩm trong không khí ở khu vực phía Bắc cao, nên hơi nước kết hợp với khí thải tạo thành sương mù axít, tuy không ở mức độ dày đặc nhưng một số ngày vừa qua, nhưng cũng đủ để mọi người cảm nhận được.

Tình trạng sương mù axít ít cảm nhận được ở khu vực TPHCM, nhưng điều đó không có nghĩa tình trạng ô nhiễm không khí ở đây tốt hơn Hà Nội. Độ ẩm của không khí ở khu vực TPHCM thấp, lại có nhiều gió giúp tăng khả năng khuếch tán khí thải độc hại, nên khó thấy hiện tượng sương mù axít bằng mắt thường. Tuy nhiên, tình trạng bệnh về đường hô hấp diễn ra khá phổ biện ở trẻ em, người già, nhất vào mùa nắng nóng, phần nào cho thấy mức độ nghiêm trọng của môi trường không khí của khu vực.

Ông Nguyễn Đình Hòe nói: “Trên thực tế, môi trường không khí ở vùng Đông Nam bộ đã xấu đi rất nhanh. Có thể ít thấy xuất hiện sương mù axít dày đặc như Hà Nội trong những ngày qua, nhưng mưa axít ở đây lại xảy ra rất thường xuyên”. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về môi trường, đến 60-70% số trận mưa trong năm của vùng Đông Nam bộ là mưa axít, cao hơn cả các tỉnh phía Bắc.

Để bảo vệ môi trường và cũng là bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, giải pháp tốt nhất là phải kiểm soát được việc phát khí thải vào môi trường không khí bằng cách hạn chế lượng xe cộ lưu thông và tăng cường công tác xử lý khói thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Đồng thời, Nhà nước cần ban hành những quy định nhằm hạn chế, ngăn ngừa việc sử dụng và nhập khẩu thiết bị, phương tiện giao thông có công nghệ lạc hậu và khả năng tàn phá môi trường lớn vào Việt Nam, chẳng hạn như quy định xóa bỏ ô tô, xe gắn máy hết niên hạn sử dụng hoặc quy định về tiêu chuẩn khí thải động cơ mà Việt Nam đã và đang chuẩn bị áp dụng.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần đầu tư mạnh cho công tác quan trắc, phát triển thêm hệ thống quan trắc tự động tại các đô thị và khu công nghiệp, để có thể đưa ra những cảnh báo sớm về môi trường không khí và có giải pháp khắc phục ô nhiễm khi xảy ra bất thường.

Theo Tintuconline.Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video