Khôi phục sức nghe bằng gốm sinh học

Khoa tai mũi họng Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã triển khai thành công ứng dụng gốm sinh học vào thay thế phần xương bị hỏng cho bệnh nhân bị bệnh xốp xơ tai.

Theo thạc sĩ Lê Công Định, trưởng khoa tai mũi họng, xốp xơ tai là bệnh lý mà xương bàn đạp (một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong truyền âm) bị cứng và dính vào cửa sổ bầu dục của tai trong, khiến âm thanh truyền vào bị tắc. Tai bệnh nhân bị ù, sức nghe kém dần.

Thạc sĩ Lê Công Định cho biết gốm sinh học khắc phục được cơ bản những hạn chế của các vật liệu thay xương bàn đạp khác. Gốm sinh học xốp, mềm, có thành phần hóa học tương tự như xương người nên độ thích nghi, cộng sinh với cơ thể rất nhanh. Từ khi bắt đầu ứng dụng sản phẩm gốm sinh học năm 2004 đến nay, khoa tai mũi họng đã phẫu thuật thay thế cho 150 bệnh nhân bị xốp xơ tai.

Gốm sinh học là sản phẩm đoạt giải thưởng Vifotec của Đại học Bách khoa Hà Nội, được sản xuất trong nước nên giá thành khá rẻ. Chi phí cho một lần thay xương bàn đạp bằng gốm sinh học chỉ 200.000 - 300.000 đồng (nếu thay thế bằng nhựa tổng hợp teflon nhập khẩu từ nước ngoài thì giá thành lên đến 4-5 triệu đồng/ca).

Theo Tuổi Trẻ, Báo Người lao động
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video