Khói và dung nham đỏ rực phun trào từ miệng núi lửa Hawaii

Núi lửa Kilauea bắt đầu phun trào sau hàng loạt trận động đất nhẹ xảy ra từ đầu tuần.


Cột khói bốc lên cao phía trên miệng phun Pu'u O'o của núi lửa Kilauea, một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới tại Hawaii. Kilauea phun trào lúc gần 17h ngày 3/5 giờ địa phương, theo CNN. (Ảnh: AP).


Dung nham chảy ra từ vết nứt trên mặt đất ở Leilani Estates, Hawaii. Cảnh tượng khi đó giống như một "tấm màn lửa", Jeremiah Osuna, một người dân địa phương, miêu tả. Khoảng 1.700 người sống tại khu vực này buộc phải sơ tán để đảm bảo an toàn. (Ảnh: Jeremiah Osuna).


Cột khói bốc lên từ rừng cây khi dung nham phun trào. Ngay gần vị trí dung nham tràn ra là các khu nhà nằm rải rác. (Ảnh: AP).


Dung nham đỏ rực phun lên ở một con đường tại Hawaii. Từ đầu tuần, các nhà khoa học ghi nhận hàng loạt trận động đất nhẹ xảy ra xung quanh núi lửa Kilauea. Chuỗi động đất xảy ra sau khi một phần nền tại miệng phun Pu'u O'o sụp xuống. (Ảnh: Maija Stenback).


Hình ảnh miệng phun Pu'u 'O'o chụp từ trên cao hôm 2/5. Miệng phun này nằm ở khu vực rạn nứt phía đông núi lửa Kilauea. (Ảnh: PA).


Cột khói bốc lên từ miệng phun Pu'u 'O'o hôm 2/5. Miệng phun này thường xuyên hoạt động từ năm 1983. (Ảnh: PA).


Đường nứt dài gần một kilomet tỏa khói mù mịt do mắc ma chuyển động bên dưới ở khu vực rạn nứt phía đông của núi lửa hôm 1/5. (Ảnh: PA).

Cập nhật: 05/05/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video