Không chỉ làm đẹp, đeo băng đô còn giúp chúng ta thông minh hơn

Ý tưởng về một chiếc băng đô có thể giúp bạn trở nên thông minh hơn nghe giống như là một thiết bị khoa học viễn tưởng trong những thước phim bom tấn. Tuy nhiên, điều này lại sắp trở thành sự thật.

Theo các nhà nghiên cứu, thiết bị này có thể tăng 40% hiệu quả học tập. Bạn sẽ không phải chờ quá lâu để có thể sở hữu loại băng đô kì diệu này, bởi theo dự đoán, thiết bị sẽ được sử dụng rộng rãi trong vòng 5 đến 10 năm tới.


Băng đô kì diệu giúp tăng hiệu quả học tập. (Ảnh: USAF).

Thiết bị nằm trong trong dự án Restoring Active Memory (RAM, tạm dịch Chủ động phục hồi trí nhớ) do Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến DARPA của Bộ Quốc phòng Mỹ triển khai. Dự án có sự tham gia của nhóm các nhà khoa học đến từ phòng thí nghiệm HRL ở California, Viện nghiên cứu y học Soterix ở New York, và Đại học McGill tại Montreal, Canada.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật kích thích từ xuyên sọ tDCS. Theo đó, dùng điện kích thích vùng vỏ não trước trán, gây ra sự thay đổi kết nối giữa các vùng não khác nhau và giúp tăng hiệu quả học tập. Mặc dù, các thí nghiệm trước dự đoán rằng kết quả này có thể là do sự tăng hoạt động của nơ-ron, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra đây không phải là lý do chính. Thay vào đó, chính sự thay đổi trong kết nối giữa các vùng não đã làm tăng hiệu quả học tập.

Tiến sĩ Praveen Pilly, nhà nghiên cứu chính, cho biết: "Trong thí nghiệm này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vùng vỏ não trước trán bằng cách dựng phim các kích thích giới hạn cục bộ từng vùng tại đây. Vùng vỏ não trước trán là khu vưc kiểm soát các chức năng chuyên môn như ra quyết định, kiểm soát nhận thức và ghi nhớ ngữ cảnh.

Nó được kết nối với hầu hết các vùng vỏ não khác nên khi bị kích thích, tác động ảnh hưởng lan rộng. Vùng vỏ não trước trán này cũng là đối tượng mục tiêu nghiên cứu của nhiều nghiên cứu khoa học hành vi với những nghiên cứu kích thích từ xuyên sọ”.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thiết bị này trên những chú khỉ đuôi dài. Sau khi kích thích, họ cho những con khỉ trong thử nghiệm thực hiện một số tác vụ có liên quan tới việc học từ dữ liệu hình ảnh trực quan và kết nối với địa điểm nhận phần thưởng.


Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật tDCS kích thích vỏ não trước trán, gây ra sự thay đổi kết nối giữa các vùng não khác nhau. (Ảnh: Shutterstock).

Nếu không sử dụng phương pháp tDCS, các chú khỉ sẽ mất trung bình 22 lần học tập để có thể hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng khi sử dụng phương pháp tDCS, các chú khỉ chỉ mất khoảng 12 lần (tăng 40% hiệu quả học tập).

Tiến sĩ Pilly phát biểu: "Hiệu quả hành vi được thể hiện khi những chú khỉ có thể tìm ra phần thưởng nhanh hơn".

Trên thực tế, khả năng tăng cường chức năng não một cách tức thời luôn là điều mà con người mơ ước. Trước đây, điều này chỉ tồn tại trong các bộ phim hoặc tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nhưng với sự tiến bộ của công nghệ hiện tại thì điều đó có vẻ như đang tiến gần tới hiện thực hơn.

Đây không phải là lần đầu tiên một nghiên cứu được tiến hành nhằm tạo ra công cụ có thể cải thiện độ thông minh. Trước đây, một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Boston cũng phát triển thiết bị cải thiện khả năng học tập một cách không xâm lấn. Dù vậy, DARPA tuyên bố rằng thiết bị của họ sẽ có giá rẻ và tiện dụng hơn so với các công nghệ trước đây.

Cập nhật: 09/11/2017 Theo khampha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video