Không có người phụ nữ này, Trung Quốc có thể đã thua trong cuộc đua máy tính

Từng bị cô lập với thế giới, Trung Quốc đã vươn lên trở thành quốc gia dẫn đầu trong ngành công nghiệp sản xuất máy tính nhờ đóng góp to lớn của người phụ nữ này.

Tháng 4/1960, chiếc máy tính cho mục đích điện toán model 107 lần đầu tiên được chế tạo tại Trung Quốc. Kỹ sư, nhà chế tạo máy Hạ Bồi Túc đã làm nên lịch sử cho nền máy tính nước này.

Không chỉ đơn thuần là chế tạo một chiếc máy tính, bà Hạ đã mang lại nhiều giá trị hơn thế cho ngành công nghiệp máy tính Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo. Bà đã xây dựng các tổ chức khoa học máy tính và phát triển tài liệu đi kèm để đào tạo hàng trăm sinh viên cho ngành khoa học máy tính Trung Quốc. Sau những thiệt hại từ chiến tranh, những đóng góp mang tính định hình và phát triển công nghiệp cho đất nước của bà có sức ảnh hưởng cho đến ngày nay.

Hạ Bồi Túc (1923-2014) sinh ra trong một gia đình học thức ở phía đông nam Trùng Khánh. Bà có quá trình học tập xuất sắc tại địa phương. Nữ kỹ sư từng tốt nghiệp ngành kỹ sư điện tử tại Đại học Quốc gia Trung ương năm 1945 và học thêm tiến sĩ về kỹ thuật điện tại đại học Edinburgh. Trong luận án của mình, bà đã phát triển phương pháp có thể dự đoán chính xác hơn các biến đổi về tần số và biên độ trong các hệ thống điện tử, nhờ đó các ứng dụng được sử dụng rộng rãi cho bất kỳ hệ thống nào với một tần số điện, từ radio, TV cho đến máy tính.


Chân dung nữ kỹ sư máy tính Hạ Bồi Túc. (Ảnh: BBC).

Những viên gạch đầu tiên của ngành công nghiệp máy tính Trung Quốc

Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng thế Đảng Quốc dân trong cuộc nội chiến, tình hình chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai căng thẳng do sự chuyển giao của các đảng chính trị. Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo. Nền kinh tế, công nghiệp và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ngày một suy yếu và tụt hậu so với các nước phương Tây. Các trung tâm sản xuất công nghiệp, tài chính, trường học và các cơ sở đào tạo bậc cao phải di dời tới Vũ Hán, Trùng Khánh, sau đến Thành Đô, một tỉnh lị hẻo lánh và đói nghèo. Về cơ bản chính phủ Trung Quốc tồn tại, nhưng không có năng lực đầu tư vào kỹ thuật điện tử hay thiết kế vũ khí,…

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, họ cũng đã cố gắng xây dựng lại cơ sở hạ tầng đã mất. Nhưng chuyện không hề dễ dàng khi Mỹ thời điểm đó lại ủng hộ Đảng Quốc dân, phe thất bại trong cuộc nội chiến trước đây. Cùng với đó, các nước tư bản phương Tây khác đồng loạt bác bỏ viện trợ và xuất khẩu cho Trung Quốc bấy giờ.

Chủ tịch Mao buộc phải quay sang nhờ tới mối quan hệ với nước láng giềng phía Bắc. Nhìn thấy cơ hội đưa Trung Quốc vào khối cộng sản phía Đông, Liên Xô đồng ý hợp tác và hỗ trợ Trung Quốc củng cố kinh tế, khoa học công nghệ, bao gồm cả công nghệ máy tính.


Trung Quốc nhận được sự viện trợ về khoa học công nghệ từ nước bạn láng giềng phía Bắc. (Ảnh: BBC)

Hạ Bồi Túc trở nên gắn bó mật thiết với mối quan hệ đối tác Trung- Xô khi bà được tuyển dụng vào nhóm nghiên cứu máy tính tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) năm 1953. Bà là một trong ba thành viên sáng lập nhóm nghiên cứu máy tính đầu tiên của Trung Quốc.

Sau nhiều năm nhóm CAS phát triển kế hoạch thiết kế máy tính điện tử nhưng mãi đến năm 1956, công nghệ máy tính mới được chính phủ xác định là một lĩnh vực công nghệ quan trọng để xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia.


CAS lập phát triển kế hoạch thiết kế máy tính trong 3 năm nhưng đến năm 1956 mới được phê duyệt. (Ảnh: BBC).

Máy tính điện tử có thể ứng dụng rộng rãi, thậm chí vào thử nghiệm vũ khí hạt nhân, quản lý hệ thống giao thông quy mô lớn và phát triển chương trình vệ tinh ngoài không gian. Trung Quốc hiểu rằng để cạnh tranh được với các cường quốc như Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ thì họ phải có vị trí vững về kinh tế và quân sự.

Trung Quốc đã có một chặng đường dài để có được nền công nghiệp sản xuất máy tính như hiện nay. Ngành công nghiệp này trải rộng trên các lĩnh vực toán học, kỹ thuật và vật lý. Người lao động phải có kiến thức nền tảng trước khi chế tạo máy tính.

Cùng năm đó, bà Hạ là nhân tố chủ chốt khi tham gia nghiên cứu và học tập tại Liên Xô về máy tính, Sau đó bà đã thực hiện dịch thuật văn bản hướng dẫn 1.000 trang về thiết kế máy tính từ tiếng Liên Xô sang tiếng Trung để dạy cho sinh viên trong nước. Nhờ bảo trợ của CAS, bà thành lập một bộ phận khoa học máy tính với Viện Công nghệ Máy tính, đào tạo hàng trăm sinh viên từ năm 1956-1962.

Chiếc máy tính tiên phong cho ngành công nghiệp tiềm năng

Đến năm 1959, Trung Quốc thành công trong việc nhân rộng hai thiết kế máy tính điện tử của Liên Xô, mô hình 103 và 104, mỗi mô hình dựa trên máy tính M-3 và BESM-II của Liên Xô. Không may khi Trung Quốc vừa bắt đầu có được những tiến bộ đầu tiên trong sản xuất máy tính, mối quan hệ hai nước bị rạn nứt.

Đỉnh điểm của việc tan vỡ trong mối quan hệ hai nước khi Liên Xô rút toàn bộ viện trợ công nghệ khỏi Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu CAS tiếp tục tự mình theo đuổi công nghệ khoa học máy tính. Model 107 là máy tính đầu tiên mà Trung Quốc tự phát triển sau khi Liên Xô ngưng hỗ trợ đầu tư. Model này không dựa trên thiết kế của Liên Xô như model 103 và 104. Đây là phiên bản nội địa đầu tiên và sớm được nhân rộng cài đặt trên khắp các cơ sở đào tạo của Trung Quốc.

Trong suốt những năm 1960, Trung Quốc tiếp tục phát triển các máy tính tinh vi và mạnh hơn tại CAS. Năm 1972, một phái đoàn khoa học máy tính Mỹ đến thăm Trung Quốc, họ đã bất ngờ về những gì Trung Quốc làm được. Năm 1978, bà Hạ thành lập Tạp chí Máy tính Trung Quốc và Tạp chí Khoa học và Công nghệ Máy tính, tạp chí tiếng Anh đầu tiên về máy tính của nước này. Năm 1981, bà phát triển thành công bộ xử lý tốc độ cao 150AP, tăng tốc độ hoạt động của máy tính lên 20 triệu mỗi giây.


Trung Quốc đang là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp sản xuất máy tính. (Ảnh: BBC).

Nhờ phần lớn vào đóng góp của bà Hạ, nền khoa học máy tính được nghiên cứu độc lập và ngành công nghiệp sản xuất máy tính nổi lên mặc dù Trung Quốc đã có một khởi đầu đầy biến động về kinh tế. Sức ảnh hưởng của người phụ nữ này còn lan tỏa đến cả những học trò và thế hệ sau của bà. Nhà thiết kế của CPU Loongson, một sinh viên cũ của bà Hạ đã đích thân vinh danh người cố vấn của mình bằng cách đặt tên cho chip xử lý CPU đầu tiên của Trung Quốc là "Xia Xia 50".

Từ 2011, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia đi đầu thế giới trong ngành công nghiệp sản xuất máy tính PC. Phân khúc này dự kiến sẽ mang lại doanh thu 6,4 tỉ USD trong năm nay.

Được mệnh danh là Nữ Oa ngành công nghệ máy tính của Trung Quốc, bà Hạ được đặt tên cho giải thưởng vinh danh những nữ kỹ sư hoặc nữ nhà khoa học có thành tựu hoặc đóng góp xuất sắc cho ngành công nghiệp, khoa học và giáo dục.

Cập nhật: 29/02/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video