Không hiếm sai lầm trong nghiên cứu khoa học

Nhà khoa học Hàn Quốc bị thất sủng Hwang Woo-suk không phải là trường hợp duy nhất làm giả dữ liệu. Thế giới từng chứng kiến một vài vụ tai tiếng, trong đó có những nghiên cứu "ma" vẫn còn có người tin.

- Năm 1998, tạp chí Lancet danh tiếng của Anh đã cho đăng một nghiên cứu cho rằng loại văcxin phòng ba bệnh sởi - quai bị - rubella gây ra chứng tự kỷ ở trẻ em. Tuy nhiên, sau đó phần lớn các thành viên trong nhóm tác giả đã rút tên khỏi bài báo. Một loạt nghiên cứu khoa học sau này không tìm thấy mối liên hệ nào giữa văcxin và chứng bệnh tự kỷ, song chủ đề này đến nay vẫn còn gây tranh cãi.

- Năm 2002, một bài báo trên tạp chí Science của Mỹ khẳng định tìm thấy loại tổn thương giống như của bệnh Parkinson trong não của những con khỉ được tiêm vài lần thuốc kích thích Ecstasy. Sau đó, nhóm tác giả đã rút lại kết quả này, và thừa nhận lọ thuốc mà họ nghĩ là đựng Ecstasy hóa ra bị dán nhãn nhầm.

- Trong một nghiên cứu năm 2001 trên tạp chí Nature, một nhóm khoa học cho rằng loại ngũ cốc biến đổi gene đang làm hỏng các vụ mùa ở Mexico. Những người biên tập bài báo này sau đó nhận thấy có quá nhiều vấn đề trong nghiên cứu khiến họ phải đặt câu hỏi và thực tế là không tìm thấy bất kỳ loại ngũ cốc trồng chung nào bị biến đổi gene.

- Năm 1999, các chuyên viên điều tra liên bang Mỹ phát hiện một nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley đã có bằng chứng giả cho một "phát hiện" kinh hoàng rằng các đường dây điện có liên quan tới bệnh ung thư.

- Bác sĩ Landrum Shettles của Đại học Colombia (Mỹ) đã bán được hơn 1 triệu bản của cuốn sách "How to Choose the Sex of Your Baby" (Cách lựa chọn giới tính cho con), trong đó đưa ra những kỹ thuật và thời điểm giao phối để quyết định giới tính của con. Tuy nhiên, không một phương pháp nào của Shettles được chứng minh là hiệu quả.

- Laetrile, tên loại thuốc có nguồn gốc từ hột mơ và các loại quả khác, được một nhóm khoa học phát hiện là có khả năng chữa ung thư. Tuy nhiên, đại đa số các nhà khoa học sau đó đã "lật tẩy" món thuốc lang băm này, và khẳng định nó không hề có giá trị sức khỏe nào ngoài độc tố gây chết người xyanua.

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video