Không phải mọi công bố khoa học đều là những chân lý, đôi khi các nhà khoa học thông thái cũng có nhầm lẫn… “to lớn”.
Bạn sẽ phải ngạc nhiên trước những quan niệm sai lầm khủng khiếp nhưng lại rất phổ biến trong khoa học.
Sự tiến hóa
Quan niệm sai lầm: Tiến hóa là quá trình đi từ “thấp cấp” đến “cao cấp”
Mặc dù sự thật là quá trình chọn lọc tự nhiên đã loại bỏ những gen xấu từ cơ thể sinh vật, nhưng rất những sinh vật không hoàn hảo vẫn tồn tại. Có nhiều loài như nấm, cá mập, tôm càng, rêu… là những sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường sống mà không cần tiến hóa.
Con người nổ tung trong vũ trụ
Quan niệm sai lầm: Khi tiếp xúc với chân không của không gian, con người sẽ nổ tung.
Quan niệm này bị ảnh hưởng với những bộ phim khoa học, nơi mà các nhà đạo diện muốn tạo ra kịch tính để biến câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.
Trong thực tế, một người bình thường có thể sống từ 15-30 giây ngoài vũ trụ miễn là người đó đã thở ra trước khi bị “ném” vào không gian (điều này giúp phổi không bị “nổ” và đẩy không khí vào máu). Sau 15 giây hoặc hơn thế, con người sẽ bị bất tỉnh vì thiếu oxy, và cuối cùng sẽ chết do ngạt thở.
Ngôi sao sáng nhất
Quan niệm sai lầm: Sao bắc cực là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời Bắc bán cầu.
Thực tế, sao Thiên Lang mới là ngôi sao sáng nhất ở Bắc bán cầu. Sở dĩ Sao Bắc cực là ngôi sao quan trọng là bởi vị trí của nó trên bầu trời đánh dấu phương Bắc, đó cũng là ý do ngôi sao này được gọi là “ngôi sao phương Bắc”.
Sao Bắc cực là ngôi sao sáng nhất của chòm sao Tiểu Hùng tinh, và các ngôi sao Bắc cực thay đổi do trái đất quay với trục nghiêng 23 độ.
Luật 5 giây
Quan niệm sai lầm: Thực phẩm bị rơi xuống sàn sẽ “an toàn” nếu bạn nhặt chúng lên
ngay sau 5 giây.
Phải nói rằng, vi trùng có tốc độ tấn công siêu nhanh vì thế ngay lập tức chúng sẽ bám lấy thực phẩm cho dù bạn nhặt chúng lên ngay sau 5 giây ngắn ngủi. Nhưng việc “ăn vi trùng và bụi bẩn” đôi khi không quá tệ vì chúng sẽ giúp chúng ta phát triển một hệ thống miễn dịch tốt.
Vùng tối của mặt trăng
Quan niệm sai lầm: Tồn tại vùng tối của mặt trăng.
Sự thật là tất cả các phần của mặt trăng đều được mặt trời chiếu sáng. Sở dĩ, có quan niệm sai lầm này là bởi con người không bao giờ có thể thấy được phía bên kia của mặt trăng, bởi hiện tượng thủy triều. Vì trái đất tác động một lực hút lên mặt trăng khiến vệ tinh này không bao giờ có thể “quay” mặt bên kia ra cho “Trái đất” xem.