Không phải magma, đây mới là thứ nguy hiểm nhất từ núi lửa

Không chỉ có tác động lớn đến sức khỏe con người, khí hậu, tro bụi núi lửa còn khiến các chuyến bay bị hoãn lại.

Tác động của những cột tro bụi từ núi lửa là rất lớn. Khi núi lửa phun trào, những cột tro bụi có thể cao tới vài km, gây ảnh hưởng tới một vùng bán kính lớn.


Những cột tro bụi có thể cao tới vài km.

Đó là lý do khi phát hiện thấy những dấu hiệu phun trào của núi lửa, các nhà chức trách thường khuyến cáo người dân nên nhanh chóng di tản ra khỏi khu vực xung quanh đó để đảm bảo an toàn và hạn chế con số thương vong.

Vậy thành phần của tro bụi gồm những gì và chúng có ảnh hưởng ra sao?

Thành phần của tro bụi

John Maclennan - một chuyên gia khoa học về Trái đất của trường Đại học Cambridge cho biết, đường kính của các hạt bụi này có thể bao gồm những hạt thủy tinh rạn mịn, có kích thước từ 10 - 20 micromét.

Chúng có thể bao gồm nhiều chất hóa học khác nhau, điều này tùy thuộc vào dạng hoặc số lượng magma phun trào ở mỗi núi lửa. Tro bụi có thể chứa khá nhiều chất Silic, Sắt, Magie...


Tro bụi có thể bao gồm nhiều chất, khí độc hại. (Ảnh minh họa).

Những khí chủ yếu sinh ra trong quá trình núi lửa hoạt động là carbon dioxide, lưu huỳnh dioxit, hydro, hydrogen sulfide, cacbon monoxit và hydrogen chloride. Chúng có những tác động khác nhau nhưng hầu hết đều gây hại cho sức khỏe con người nếu bị phơi nhiễm.

Thông thường, magma sẽ phun trào lên bề mặt và kéo theo nhiều tro bụi khi áp suất bên trên vượt cao hơn hẳn so với áp suất bên dưới.

Tuy nhiên, điều đáng ngại là tro bụi núi lửa có độ phát tán rất cao. Sự phân tán theo chiều dọc chịu ảnh hưởng từ gió mạnh và tro bụi có thể lắng đọng từ hàng trăm đến hàng ngàn km từ vị trí núi lửa.

Điều này còn tùy thuộc vào chiều cao của cột phun, kích thước hạt của tro và những điều kiện khí hậu như hướng gió, độ ẩm... Theo đó, các hạt tro bụi mịn sẽ vẫn có thể "lơ lửng" trong bầu khí quyển khoảng vài ngày tới vài tuần và được phân tán nhờ những luồng gió cao.

Những tác hại đáng sợ của tro bụi núi lửa

Cột khói bụi phủ lên ngọn núi lửa khi trộn với nước có thể tạo thành hỗn hợp bùn đậm đặc. Chúng có khả năng di chuyển xa khá nhiều km với tốc độ tương đối cao. Với những vụ phun trào lớn, tro bụi núi lửa thậm chí có thể di chuyển hàng ngàn km theo hướng gió.

Ngoài ra, tro bụi núi lửa cũng có thể quay trở lại bề mặt Trái Đất bằng các chất kết tủa hoặc bám vào những đám mây trong bầu khí quyển...

Điều đáng sợ nhất có lẽ là tro bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Kích cỡ hạt bụi quá nhỏ có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, kích ứng mắt, dị ứng da hay thậm chí có thể "lọt" vào phổi dẫn đến tình trạng khó chịu, tức ngực, đau họng và thở khò khè.

Hiện tại, núi lửa Agung ở hòn đảo Bali nổi tiếng ở Indonesia đang có dấu hiệu phun trào dữ dội. Cụ thể, ngọn núi lửa "khổng lồ" bắt đầu phun tro bụi cao tới 4.000 mét lên không trung.

Heather Handley, Phó giáo sư tại Đại học Macquarie ở Sydney (Úc) cho biết: "Ngay cả ở ngoài khu vực di tản, mọi người cũng nên chuẩn bị sẵn sàng vì tro bụi mới thực sự là mối nguy hiểm chính".


Tro bụi núi lửa là một trong những "thảm họa" đối với ngành hàng không. (Ảnh: Internet).

Vì sao hàng trăm chuyến bay bị hoãn khi núi lửa chuẩn bị phun trào?

Có lẽ nhiều người thắc mắc là tại sao hàng trăm chuyến bay phải trì hoãn ở những khu vực đang xảy ra núi lửa. Núi lửa phun trào kéo theo nhiều tro bụi và đó là một trong những "thảm họa" đáng sợ đối với máy bay khi di chuyển trên cao.

Thành phần chính của tro bụi núi lửa gồm nhiều hạt bụi mịn, hạt thủy tinh và đá nhuyễn. Chúng có thể phun lên bầu khí quyển với độ cao lên tới 20km (nếu núi lửa phát nổ). Đây là tầm cao hoạt động của máy bay dân dụng.

Tro bụi có thể làm bào mòn cánh quạt của bộ phận phản lực máy bay, giảm hiệu suất hoạt động. Điều đáng ngại hơn là bụi núi lửa xâm nhập vào bộ phận của máy bay có thể làm hỏng động cơ bay ngay cả khi trên không.

Ngoài ra, tro bụi núi lửa còn làm hư hại các thiết bị cảm ứng tốc độ, cản tầm nhìn của phi công, gây ô nhiễm trong khoang máy bay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến áp suất trong khoang hành khách.

Đó cũng chính là lý do hàng loạt các chuyến bay phải trì hoãn khi núi lửa ở một khu vực nào đó chuẩn bị phun trào để hạn chế tối đa thiệt hại hàng không.

Đặc biệt, khi tro bụi tiến sâu vào bầu khí quyển và lan rộng, chúng có thể chặn các tia nắng và kết quả là khiến Trái Đất trở nên lạnh hơn.


Trái Đất có thể trở nên lạnh hơn do tro bụi núi lửa tiến sâu vào bầu khí quyển. (Ảnh: Dailymail).

Những vụ phun trào núi lửa ác liệt trên thế giới

Trong lịch sử đã từng chứng kiến rất nhiều vụ phun trào núi lửa gây ra những ảnh hưởng kinh hoàng.

Một trong số đó là vụ phun trào núi lửa Laki ở Iceland vào năm 1783. Dù sau đó dừng hoạt động, nhưng khối lượng cao của dung nham gồm nhiều hạt aerosols gây chết người vẫn "lơ lửng" trong bầu khí quyển trong 8 tháng tiếp theo.

Nhiều đám mây sulfur độc hại bay khắp Trái Đất và gây nên những ảnh hưởng rất lớn đến toàn cầu, khiến hàng triệu người chết vì bệnh tật và nạn đói. Mùa hè năm ấy, tác động của những đám mây tro bụi độc hại đã làm mát toàn bộ khu vực Bắc Bán Cầu và khiến khoảng 50% số gia súc ở Anh chết hàng loạt.

Những hạt bụi mịn, siêu nhỏ trong tro núi lửa có thể làm gián đoạn hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực hàng không ở nhiều quốc gia trên thế giới và gây ra không ít ảnh hưởng "đáng sợ" đến khí hậu toàn cầu.

Điều này có thể làm gián đoạn hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành du lịch hàng không ở những thiên đường nổi tiếng như Bali ở Indonesia.

Cập nhật: 30/11/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video