Không tin nổi khi ong và cá từ nay có thể "trò chuyện, cãi vã" nhau

Những con cá, bầy ong đã có thể "trao đổi" với nhau dựa vào những con robot mini được áp dụng công nghệ mới.

Theo trang The Scientist, trong một bầy ong thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đặt 2 robot như 2 "trạm" thông tin - là một thiết bị lợi dụng sự thay đổi của nhiệt độ không khí, sự dao động… để mã hóa thành tín hiệu.

Với đàn cá, nhóm nghiên cứu sáng tạo một con robot hình thù giống cá có thể bơi dưới nước và thu thập các thông tin trong đàn. Ngoài ra vật thể này có thể thay đổi máu sắc, tốc độ và hướng di chuyển.


Bầy ong và đàn cá trong thí nghiệm - (Nguồn: The Scientist).

Thông tin từ 2 nhóm sinh vật khác nhau hoàn toàn này sau đó được chuyển thành ngôn ngữ mà cả 2 đều có thể hiểu được.

Bản thân hai robot trong mỗi nhóm cá và ong đều có thể tương tác với các cá thể cùng loài. Chẳng hạn với ong, 2 robot có thể sử dụng cảm biến hồng ngoại để tính toán được số lượng "bạn bè" xung quanh, qua đó tỏa nhiệt và mùi hương thích hợp thu hút ong kéo đến.

Trong khi đó, robot cá được trang bị camera và cảm biến, giúp thay đổi hướng và tốc độ bơi theo số đông bầy cá thật, đồng thời có thể tương tác tốt với "đồng đội".

Các thí nghiệm do Jose Halloy - nhà vật lý học ở ĐH Paris Diderot (Pháp) - cùng các cộng sự từ Học viện Kỹ thuật Lausanne (Thụy Sĩ) và ĐH Graz (Áo) thực hiện cho thấy cá và ong có thể hiểu nhau thông qua bộ thiết bị do nhóm sáng chế.

Các nhà khoa học bắt đầu kết nối 2 robot thông qua hệ thống internet. Khi bầy ong chia nhau bu quanh 2 con robot, thông tin được truyền đến robot cá và dẫn đến nhiều con không bơi theo đàn.

Trái lại, khi thông tin cá đã bơi theo đàn được chuyển về 2 robot ong, bầy ong nhận được tín hiệu và chuyển sang chỉ bu quanh 1 robot duy nhất.


Những robot giúp kết nối bầy ong và đàn cá - (Ảnh: Sott).

Nhóm tiếp tục bất hoạt khả năng truyền tin của robot cá hoặc robot ong để tìm hiểu thêm.

Kết quả, nếu chỉ robot ong truyền được thông tin cho robot cá (tức không có chiều ngược lại), cá sẽ bơi thành đàn trong vài phút mà không đổi chiều như thông thường. Đó là do trong bầy ong lúc này, các cá thể dù không tập trung nhưng chỉ bu quanh robot mà chúng chọn ngay từ đầu, không "giao lưu" với robot còn lại.

Ngược lại, nếu chỉ robot cá truyền thông tin cho robot ong, bầy ong sẽ bay đi bay lại giữa 2 robot tỏa hương trong hơn 30 phút, bởi vì đàn cá lúc này không bơi ổn định mà thường xuyên đổi chiều.

Từ đó, nhóm nghiên cứu kết luận rõ ràng có những sự kết nối giữa 2 nhóm này thông qua các robot.


Thí nghiệm giúp các nhà khoa học có thể thống kê toán học các hoạt động của một số loài động vật - (Ảnh: The Scientist).

"Những con robot này như những nhà phiên dịch cho các chính trị gia trong các hội nghị quốc tế" - GS Francesco Mondada ở Học viện Kỹ thuật Lausanne cho biết - "Thông qua rất nhiều lần trao đổi thông tin, 2 nhóm đã có thể đưa ra một quyết định chung".

Simon Garnier , nhà sinh học tại Viện Kỹ thuật New Jersey, cho rằng đây là lần đầu tiên con người có thể dùng công nghệ để kết nối 2 nhóm động vật khác loài với nhau.

"Về kỹ thuật, công nghệ này thật ấn tượng, rõ ràng có sự thông tin giữa 2 nhóm động vật này với nhau" - Garnier nói.

Trong khi đó, Jose Halloy cho rằng thành công này giúp nhóm có thể tiếp tục nghiên cứu về các loài động vật, qua đó xây dựng một thống kê toán học về hành vi của những loài khác nhau.

Cập nhật: 25/03/2019 Theo Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video