Khủng long bạo chúa: Động vật tinh nhạy

Khủng long bạo chúa (T.rex) không những có khứu giác và thính giác đặc biệt tinh nhạy, nhưng còn có cả tập tính dùng mắt định vị con mồi và nhận biết được hình nổi tương tự như các loài chim săn mồi hiện nay.

Khủng long bạo chúa được phát hiện và đặt tên cách đây 100 năm.

Từ đó loài khủng long càng hấp dẫn giới khoa học hơn nữa vì các kích thước ngoài tiêu chuẩn - nó có thể cao tới 12m và nặng 7 tấn - và bộ xương có đặc điểm chi trên teo nhỏ và bộ răng cực lớn.

Với hai đặc trưng trên, một số nhà nghiên cứu cho rằng con vật trước hết là loài động vật ăn xác thối giông như chim kền kền hiện nay.

Khủng long bạo chúa (Tranh minh họa từ trang web nước ngoài)


Tái lập khủng long từ hóa thạch

Giả thuyết càng được củng cố thêm qua xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính hóa thạch của một cá thể T.rex mang tên Sue có các hành khứu giác cực lớn giúp cho con vật ngửi được mùi xác chết ở khu vực xung quanh.

Nhóm nghiên cứu của Francois Therrien, Viện bảo tàng cổ sinh vật học hoàng gia Tyrell ở Drumheler, Alberta, Canada đã tìm thấy một khoang ở phía trước sọ thằn lằn bạo chúa giống như ở các họ hàng xa của nó ngày nay là chim và cá sấu, dạng khoang có tính giới hạn sự phát triển của hành khứu giác "có lẽ chỉ ta bằng cỡ quả mận".

Thằn lằn bạo chúa có mũi rất nhạy cảm. Kích thước tương đối của hành khứu giác so với hai bán cầu não vẫn còn to hơn so với 7 loài khủng long khác, trong đó có một số loài đã tiến hóa tương đương.

Lawrence Witmerr và Ryan Ridgely, Khoa Y học về xương trường Đại học Ohio ở Athens, Mỹ, cũng sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính để nghiên cứu tai trong. Chiều dài tương đối của ống hình thìa ốc tai so với sọ cho thấy loài khủng long T.rex có thính giác cao hơn các loài khủng long ăn thịt khác.

Tầm nhìn hai mắt rộng

Cấu trúc của phần tai trong có thể đưa ra các chỉ tiêu về tư thế và cảm giác cân bằng của con vật đã biến mất.

T-Rex qua nét vẽ của các chuyên gia nước ngoài


Chiều dài của các ống bán tròn, giúp cho não biết được định hướng thân thể và cách chuyển động ở thằn lằn bạo chúa có độ phát triển đáng kinh ngạc. Theo Witmerr: Các ống dài trong ốc tai giúp cho khủng long giữ tư thế đầu và hai mắt để định vị chính xác vào con mồi.

Ở các loài động vật hiện tại, sự định hướng của ống bên so với sọ được gắn với tư thế đầu khi ngẩng cao. Thằn lằn bạo chúa giữ tư thế đầu cúi xuống từ 5 -10 độ. Với các loài động vật có mõm dài, hơi cúi đầu giúp cho chúng nhìn rõ hơn con vật đang đối mặt.

Một nhà nghiên cứu Mỹ ở trường Đại học Oregon, Kent Stevens, cũng đi tới kết luận tương tự về tầm nhìn của thằn lằn bạo chúa và xếp nó vào hàng đầu bảng.

Ông đã đánh giá thị giác của thằn lằn bạo chúa và 6 loài khủng long ăn mồi khác bằng thí nghiệm phục chế điêu khắc đầu con vật. Bằng cách đặt một tấm kích trước tượng mặt đầu con vật và hướng tia lade tới đồng tử mắt khủng long, ông đã vẽ được thị trường của con vật.

Thằn lằn bạo chúa có tầm nhìn hai mắt rất rộng.

Khi nó cúi xuống 10 độ, sẽ tối ưu hóa thị trường với sự cảm nhận hình nổi bên ngoài giống như cách nhìn bên ngoài của loài chim. Theo Kent Stevens, với tri giác nhạy bén về độ nổi, âm thanh và mùi vị, thằn lằn bạo chúa xứng đáng là điển hình của động vật ăn mồi siêu hạng.

Theo James Hopson, trường Đại học Chicago, dù cho giả thuyết thằn lằn bạo chúa là loại ăn xác chết vẫn còn được nhiều người tán thành, vẫn có thể cho rằng thằn lằn bạo chúa cũng ăn cả mồi sống.

Theo VietNamNet/Le Figaro
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video