Bạn đã từng nghe nói về cảnh tượng: 65 triệu năm trước, một thiên thạch lớn đâm vào trái đất làm hoạt động nhiều núi lửa, khói và bụi phủ kín khắp không gian, và rồi loài khủng long biến mất.
Một giả thuyết cho rằng cái lạnh gây ra bởi hiện tượng mặt trời bị che khuất chính là nguyên nhân giết chết loài khủng long. Tuy nhiên, một nhóm các nhà cổ sinh vật học do Pascal Godefroit đứng đầu, thuộc Viện Khoa Học Tự Nhiên Hoàng Gia Bỉ ở Brussels, đã đưa ra giả thuyết khác. Theo đó, một số loài khủng long (có lẽ là loài máu nóng) đã chống chọi rất tốt nhiệt độ gần đóng băng.
Theo khám phá mới nhất của nhóm, một số hóa thạch khủng long đã được vùi sâu dọc theo con sông Kakanaut ngày nay ở phía đông bắc Nga chỉ một vài triệu năm trước khi xảy ra thảm họa. Theo tính toán sau khi đã trừ đi phần lục địa được bồi đắp, người ta cho rằng loài khủng long này đã sống phía trên 70 độ vĩ Bắc, cách xa Vòng Bắc Cực (66 độ 30 phút Bắc).
Một chiếc răng khủng long được phát hiện dọc theo Sông Kakanaut ngày nay ở Đông Bắc nước Nga. Chiếc răng cho thấy khủng long từng sống trên vòng Bắc Cực. (Ảnh: Pascal Godefroit ) |
Và chúng không đơn thuần chỉ là những cá thể lạc đường. Các hóa thạch bao gồm cả vỏ trứng khủng long – lần đầu tiên được phát hiện ở vĩ độ cao như vậy – và cả những bằng chứng của một quần thể sống ổn định, có sinh sản.
Đúng là khi đó Bắc Cực ấm hơn hiện tại rất nhiều, nhưng chắc chắn cuộc sống của chúng không hề dễ dàng. Kích thước và hình dạng của lá hóa thạch tìm thấy cùng xương khủng long cho phép nhóm Godefroit ước lượng được nhiệt độ trung bình trong năm là 50 độ F, và nhiệt độ mùa đông xuống đến mức đóng băng.
Có rất nhiều yếu tố giết chết khủng long. Bụi trong bầu khí quyển hẳn đã lấy đi quá trình quang hợp của cây, làm yếu cơ sở của chuỗi thức ăn và gây ra nạn đói, cuối cùng dẫn tới sự tiệt chủng của loài khủng long.
Nghiên cứu được mô tả chi tiết trên tờ Naturwissenschaften.