Khủng long 3 sừng từng sống theo đàn

  •  
  • 1.682

Cho đến nay, khủng long ba sừng được cho loài vật khác thường trong số những người họ hàng ceratopids của chúng. Trong khi rất nhiều ceratopids – một nhóm khủng long ăn cỏ sống vào cuối kỷ phấn trắng – được phát hiện theo đàn, thì tất cả các hóa thạch khủng long 3 sừng (tổng cộng 50 hóa thạch) đều được phát hiện đơn lẻ.

Tuy nhiên một nhóm 3 con khủng long trẻ được phát hiện tại vùng đất cằn cỗi của Trung Bắc Hoa Kỳ cho thấy khủng long 3 sừng không chỉ là loài vật sống thành đàn, mà còn thể hiện đặc tính tụ tập theo đàn đặc biệt của nhữn con khủng long vị thành niên.

Stephen Brusatte, thành viên của Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, đồng thời là nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ tại Đại học Columbia, cho biết: “Phát hiện này thật thú vị. Nó hé mở một số điều về cuộc sống của loài khủng long này. Những gì chúng tôi phát hiện là xu hướng của rất nhiều loài khủng long đó là những con vị thành niên sống và di chuyển cùng nhau theo nhóm”.

Năm 2005, Brusatte và các đồng nghiệp đã phát hiện và khai quật một địa điểm nơi một số khủng long 3 sừng vị thành niên bị chôn vùi trong lớp đá 66 triệu năm tuổi tại Đông Nam Montana. Bằng chứng địa chất cho thấy ít nhất 3 con khủng long chưa trưởng thành đã bị chôn vùi tại đây cùng một lúc do một trận lũ, và rất có thể chúng đã sống với nhau khi thảm họa xảy ra. Phát hiện này cho thấy những con khủng long 3 sừng tuổi vị thành niên sống thành những nhóm nhỏ, một tập tính xã hội cũng được phát hiện ở nhiều loài khủng long khác, ví dụ như Psittacosaurus, bà con của khủng long ba sừng sống tại châu Á.

Khủng long ba sừng vị thành niên đang được khai quật tại Montana. (Ảnh: S. Brusatte)

Joshua Mathews thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Burpee và Đại học Bắc Illinois, người chỉ đạo dự án, cho biết: “Chúng tôi không biết tại sao chúng lại sống thành nhóm hoặc thời gian chúng sống cùng nhau là bao lâu. Việc sống thành bầy đàn có thể để bảo vệ lẫn nhau, và dự đoán của chúng tôi là đây không phải là hành vi mà chúng thực hiện toàn thời gian”.

Địa điểm khai quật này được phát hiện năm 2005 bởi tình nguyên viên của Bảo tàng Burpee Helmuth Redschlag. Redschlag là một người hâm mộ của chương trình ti vi The Simpson và đã đặt tên cho vị trí này là “Homer Site”.

Brusatte cho biết: “Khá là hợp khi loài khủng long 3 sừng to lớn được đặt tên theo Homer Simpson. Nhưng quan trọng hơn tất cả, chúng tôi đã có thể phát hiện một điều hoàn toàn không ngờ đến, mặc dù số lượng bộ xuơng khủng long 3 sừng được phát hiện nhiều gấp 3 lần các loài khủng long khác, và Đông Nam Montana đã được lùng sục để tìm kiếm hóa thạch trong hàng trăm năm”. Việc khai quật tại Homer Site vẫn đang được tiếp tục, và nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Burpee hy vọng sẽ tìm thấy những hóa thạch khác của khủng long 3 sừng.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Vertebrate Paleontology. Ngoài Matthews và Brusatte, Scott Williams và Michael Henderson, cùng Bảo tàng lịch sử tự nhiên Burpee và Đại học Bắc Illinois là các tác giả của nghiên cứu.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 1.682