Kim cương từ sâu bên trong Trái đất chứa khoáng chất chưa từng thấy

Trong một viên kim cương được lấy ra từ sâu dưới bề mặt Trái đất, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại khoáng chất chưa từng thấy trước đây và không nghĩ rằng nó tồn tại trên Trái đất.

Được đặt tên davemaoite theo tên nhà địa vật lý nổi tiếng Ho-kwang (Dave) Mao, khoáng chất này là ví dụ đầu tiên về perovskite canxi silicat áp suất cao (CaSiO3) được tìm thấy trên Trái đất.


Viên kim cương tìm được nằm sâu dưới bề mặt Trái đất có chứa một khoáng chất chưa từng biết đến.

Một dạng khác của CaSiO3, được gọi là wollastonite, thường được tìm thấy trên toàn cầu, nhưng davemaoite có cấu trúc tinh thể chỉ hình thành dưới áp suất và nhiệt độ cao trong lớp phủ của Trái đất, lớp rắn chủ yếu của Trái đất bị mắc kẹt giữa lõi bên ngoài và lớp vỏ.

Davemaoite từ lâu đã được kỳ vọng là một khoáng chất dồi dào và quan trọng về mặt địa hóa trong lớp phủ của Trái đất. Nhưng các nhà khoa học chưa bao giờ tìm thấy bất kỳ bằng chứng trực tiếp nào về sự tồn tại của nó vì nó phân hủy thành các khoáng chất khác khi di chuyển về phía bề mặt và áp suất giảm.

Tuy nhiên, phân tích một viên kim cương từ Botswana, hình thành trong lớp phủ cách bề mặt Trái đất khoảng 660 km, đã tiết lộ một mẫu davemaoite nguyên vẹn bị mắc kẹt bên trong. Do đó, Hiệp hội khoáng vật học quốc tế hiện đã xác nhận davemaoite là một khoáng chất mới.

Tschauner và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra mẫu davemaoite bằng một kỹ thuật được gọi là nhiễu xạ tia X synctron, kỹ thuật này tập trung chùm tia X năng lượng cao vào một số điểm nhất định bên trong viên kim cương với độ chính xác cực nhỏ. Mẫu davemaoite bên trong viên kim cương có kích thước chỉ vài micromet (phần triệu mét), vì vậy các kỹ thuật lấy mẫu kém hiệu quả hơn sẽ bỏ sót nó.

Davemaoite được cho là đóng một vai trò địa hóa quan trọng trong lớp phủ của Trái đất. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng, khoáng chất này cũng có thể chứa các nguyên tố vi lượng khác, bao gồm uranium và thorium, giải phóng nhiệt thông qua phân rã phóng xạ. Do đó, davemaoite có thể giúp tạo ra một lượng nhiệt đáng kể trong lớp phủ.

Tschauner cho biết: “Việc phát hiện ra davemaoite cho thấy kim cương có thể hình thành xa hơn trong lớp phủ Trái đất so với suy nghĩ trước đây và nó cho thấy chúng có thể là nơi tốt nhất để tìm kiếm thêm các khoáng chất mới từ lớp phủ.”

Cập nhật: 14/11/2021 Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video