Lời giải đáp cho cơ chế điều khiển và cách xâm nhập của loài ong ký sinh này vẫn chưa được làm rõ.
Một loài ong ký sinh mới vừa được các nhà khoa học phát hiện có khả năng sống ngay trong đầu của vật chủ. Không chỉ có vẻ khủng khiếp mà việc này còn có phần kỳ quặc nữa, khi mà côn trùng vật chủ của nó cũng là một... loài ong ký sinh.
Mối liên kết kỳ lạ này xuất phát từ Nga với loài ong mật Bassettia pallida, vốn có thói quen hút chất dinh dưỡng và sống trên cây sồi, đẻ trứng ở dưới lớp vỏ cây. Các con ấu trùng ban đầu sẽ dần ăn vỏ cây tạo thành các hốc rỗng, sau đó chúng sẽ dần phát triển cho tới khi có thể ra ngoài ở bộ dạng trưởng thành.
Loài ong kí sinh mới này có khả năng sống ngay trong đầu của vật chủ.
Tuy nhiên, chính loài ong ký sinh này lại nhận kết cục "gậy ông đập lưng ông" khi các chuyên gia tình cờ phát hiện một vài dấu hiệu bất thường khi thấy có những con ong như thể mắc kẹt, chỉ ló được phần đầu qua cái lỗ mà chúng dùng để chui ra ngoài khi trưởng thành. Hóa ra là có một loài ấu trùng khác ẩn mình trong phần bụng và ngực của con ong này, với tên khoa học Euredus.
Loài ký sinh thứ 2 này không chỉ dùng ong vật chủ làm nơi khai thác chất dinh dưỡng mà còn tận dụng làm một lối thoát cho bản thân. Có vẻ như chúng điều khiển vật chủ nghe theo mình ngay từ khi ở giai đoạn phát triển sớm, để khi vật chủ dần tìm cách đào lỗ ra khi trưởng thành thì chỉ cho phép vừa đủ độ lớn để thò đầu ra mà thôi. Sau đó, loài ký sinh kia sẽ dần di chuyển ngược lên theo cơ thể, cuối cùng là "bật" ra khỏi đỉnh đầu của vật chủ.
Loài Euredus này thuộc dạng kiểm soát vật chủ cấp độ 2, có nghĩa là ký sinh vào một loài ký sinh khác.
Xét về cách mà chúng đột nhập được vào bên trong cơ thể những con ong làm vật chủ xấu số vẫn còn là một dấu hỏi, vì các nhà khoa học cho biết họ không nhận thấy quá trình còn trong trứng ban đầu của loài ký sinh thứ 2 kia, nhưng kết cục mà nó mang lại thì đã khá rõ.
Giới khoa học cũng đánh giá loài Euredus này thuộc dạng kiểm soát vật chủ cấp độ 2, có nghĩa là ký sinh vào một loài ký sinh khác. Cơ chế điều khiển vẫn chưa được làm rõ, nhưng có lẽ đó là khả năng tiết ra một loại chất hay hormone nào đó ảnh hưởng đến vật chủ để bắt đầu tự đào ra khỏi hốc vỏ cây và dừng lại vừa lúc chỉ đủ ló đầu ra.