Một công nghệ mang tính đột phá sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường đo đường huyết mà không phải rút máu mỗi ngày.
Công nghệ mới giúp bệnh nhân tiểu đường không phải chích máu để đo đường huyết - Ảnh: Blogspot |
Theo các nhà nghiên cứu, công nghệ này có những ứng dụng khác ngoài việc chế tạo thiết bị y sinh, chẳng hạn như đóng gói thực phẩm. Những tấm màng mỏng làm từ hỗn hợp nano có thể ngăn ngừa sự hư hỏng thực phẩm bằng cách ngăn chặn ô-xy, CO2 và hơi ẩm xâm nhập vào thực phẩm, bằng cách đo lường tình trạng nhiễm mầm bệnh. Các loại màng nano khác còn có thể giúp tăng khả năng phân hủy sinh học của bao bì đóng gói.
Trước công trình của giáo sư Zhang, tiến sĩ Chris Geddes thuộc Đại học Maryland (Mỹ) hồi năm 2005 cũng đã nghiên cứu một loại kính sát tròng có khả năng cảm biến theo lượng đường huyết trong máu. Để tạo ra khả năng nhạy cảm với đường huyết, giáo sư Geddes cùng các cộng sự đã “đính” các phân tử a-xít boronic vào kính. Các phân tử này sẽ kếp hợp với đường huyết trong tuyến lệ và tạo nên phản ứng huỳnh quang. Một thiết bị cầm tay đi kèm sẽ phát một ánh chớp xanh vào mắt và đo cường độ ánh sáng của phản ứng, cho phép bệnh nhân biết được lượng đường trong máu.
Vào năm 2001, Cơ quan Lương thực và dược phẩm Mỹ đã phê chuẩn một hệ thống có tên gọi GlucoWatch. Đó là một thiết bị nhỏ gọn đeo ở cổ tay có khả năng kích thích một dòng điện siêu nhỏ lên da và hút ra một ít dịch nằm giữa các tế bào để kiểm tra đường huyết.