Lá lách nhân tạo – một đột phá y học – vừa được phát triển thành công bởi các nhà khoa học Anh. Thiết bị này có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu ở những trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 1.
Theo nghiên cứu vừa được xuất bản trên tạp chí The Lancet, lá lách nhân tạo có thể theo dõi lượng glucose trong máu của bệnh nhân liên tục và cung cấp insulin khi cần thiết.
Thiết bị mới này giữ cho lượng glucose ở mức bình thường trong 60% thời gian, 40% thời gian còn lại nó sẽ bơm liên tục giúp cung cấp cho cơ thể lượng insulin đã được định sẵn.
Một màn hình theo dõi có kích cỡ một bao diêm được gắn với một máy bơm cũng có kích thước tương tự có những ống dẫn để truyền insulin vào cơ thể giúp làm giảm thời gian lượng đường máu xuống thấp hơn 3,9 mol/lít - ở mức này được xem như đang ở tình trạng hạ đường huyết nhẹ.
Aaron j. Kowalski, nhà nghiên cứu bệnh tiểu đường ở trẻ em, cho biết: “Phụ huynh có con em bị tiểu đường thường phải thức hàng đêm để kiểm tra lượng đường máu của trẻ. Rất nhiều bậc phụ huynh luôn phải sống trong nỗi lo nơm nớp rằng con họ sẽ không thức dậy vào sáng hôm sau”. Ông khẳng định thiết bị mới này giúp làm giảm các "cơn các mộng” của việc hạ đường huyết vào ban đêm.
Ngoài tác dụng hạn chế việc bị hạ đường huyết vào ban đêm, thiết bị mới cũng giúp hạn chế việc quá tải insulin – thường xảy ra sau khi trẻ ăn nhiều thức ăn vào buổi tối.
Nghiên cứu này là một bước tiến quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường máu, và cũng là bước cuối cùng để hoàn thiện việc phát triển một lá lách nhân tạo, từ đó giúp cải thiện đáng kể đời sống của các bệnh nhân tiểu đường loại 1, và giảm thiểu các nguy cơ của các biến chứng liên quan đến tiểu đường.