Kỳ lạ cây thuốc lá giúp sản xuất thịt nhân tạo ít tốn kém hơn

Có tác dụng như một lò phản ứng, cây thuốc sẽ cung cấp các chất giúp thịt tăng trưởng, làm giảm chi phi đáng kể trong việc sản xuất thịt nhân tạo.

Sản xuất thịt nhân tạo trên quy mô lớn hiện đang là một rào cản lớn. Để giải quyết vấn đề này, một công ty khởi nghiệp của Israel đang sử dụng cây thuốc lá làm "lò" phản ứng sinh học để tạo ra các yếu tố tăng trưởng phức tạp đắt tiền, trước đó phải sử dụng một số chất có nguồn gốc từ gia súc.


 Trước đó, việc sản xuất thịt nhân tạo cần huyết thanh bào thai lấy từ các lò giết mổ vốn rất tốn kém và phi đạo đức (Ảnh: Futura Sciences).

Ngoài vấn đề ủy quyền tiếp thị trên thị trường châu Âu, toàn bộ vấn đề của thịt nhân tạo còn nằm ở khả năng của các nhà sản xuất trong việc tìm ra giải pháp để sản xuất thịt trên quy mô lớn.

Ở Israel, một công ty có thể đã thành công khi sử dụng một thành phần mà người ta không ngờ tới đó chính là thuốc lá! Cụ thể phòng thí nghiệm Aleph Farms đã nghiên cứu vấn đề nuôi cấy thịt từ tế bào gốc. 

Cùng với đó, một công ty khởi nghiệp khác là BioBetter, chuyên sản xuất môi trường nuôi cấy cần thiết cho các tế bào sinh sản để tạo ra thịt nhân tạo. Được thành lập bởi một nhà nghiên cứu tại Đại học Jerusalem (Israel), công ty đã cung cấp một giải pháp thay thế hiệu quả về chi phí trong lĩnh vực sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm bằng cách trồng cây thuốc lá.


 Cây thuốc lá sẽ cung cấp các chất giúp tăng trưởng, không có nguồn gốc động vật nhằm giảm chi phí sản xuất thịt nhân tạo (Ảnh: Futura Sciences).

Trước khi trở thành một miếng thịt, các tế bào gốc cần axit amin, chất dinh dưỡng, đặc biệt là huyết thanh bào thai lấy từ các lò giết mổ vốn rất tốn kém và phi đạo đức để cung cấp chất dinh dưỡng và phát triển thịt. Đây đều là những mặt hàng rất đắt tiền, thách thức việc sản xuất thịt quy mô lớn.

Jean-François Hocquette, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Thực phẩm Quốc gia (INRAE) cho biết: "Các công ty hiện đang làm việc để tìm ra một giải pháp đạo đức và ít tốn kém hơn mà không cần huyết thanh bò thai".

INRAE đã ca ngợi những thành tích kinh tế của công nghệ này bằng cách tuyên bố rằng, việc sản xuất các chất kích thích tăng trưởng trong thịt nhân tạo này chỉ tốn một đô la cho mỗi gam.

Israel đã trở thành một điểm đến chính cho các nghiên cứu về "thịt không thịt". Theo Les Échos, quốc gia này có 10% công ty làm việc về nghiên cứu, sản xuất thịt nhân tạo trên thế giới.

Ngoài ra, các công ty liên quan đã đầu tư hơn 500 triệu đô la vào năm 2021 trong lĩnh vực này, sau các công ty khởi nghiệp của Mỹ là khoảng 700 triệu đô la.

Cập nhật: 10/04/2022 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video