Điều gì sẽ xảy ra nếu những ngọn núi lửa ẩn mình dưới lớp băng của Nam Cực thức giấc?

  •  
  • 879

Nam Cực là cực nam của Trái đất và lục địa lớn thứ năm và đây cũng là lục địa lạnh giá nhất trên hành tinh của chúng ta, nhưng điều thú vị là khoảng 70% lượng nước ngọt trên thế giới đều bị đóng băng ở Nam Cực.

Nam Cực là nơi có dãy núi lửa lớn nhất trên Trái đất.
Nam Cực là nơi có dãy núi lửa lớn nhất trên Trái đất.

Đây cũng là nơi có dãy núi lửa lớn nhất trên Trái đất, dãy núi lửa này kéo dài khoảng 5000km, từ quần đảo Nam Sandwich cận Nam Cực cho đến Đông Nam Cực. Các nhà khoa học đã biết về những ngọn núi lửa dưới Nam Cực từ lâu, nhưng số lượng chính xác của chúng lúc đó vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, vào năm 2020, một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Đại học Edinburgh đã tiết lộ rằng có 138 ngọn núi lửa nằm ở Tây Nam Cực, 91 trong số này là những ngọn núi lửa hoàn toàn chưa được biết đến trước đó.

Các nhà khoa học tiết lộ, có 138 ngọn núi lửa nằm ở Tây Nam Cực
Các nhà khoa học tiết lộ, có 138 ngọn núi lửa nằm ở Tây Nam Cực

Trong số 138 ngọn núi lửa đã biết này, chỉ có 2 ngọn đang hoạt động - núi Erebus hiện đang hoạt động mạnh nhất và Deception Island là đỉnh lộ ra của một ngọn núi lửa hình lá chắn đang hoạt động.

Cả hai đều đã phun trào trong những năm gần đây, nhưng chúng không gây ra sự phá hủy nghiêm trọng. Hơn nữa, những phân tích về các mẫu đá cho thấy các sự kiện phun trào trong 100.000 năm qua, diễn ra thường xuyên. Nhưng không có bằng chứng nào về những vụ phun trào núi lửa thực sự mạnh ở Nam Cực trong quá khứ địa chất gần đây.

Tuy nhiên nếu những ngọn núi lửa thực sự mạnh ở lục địa này phun trào thì điều gì sẽ xảy ra?

Có rất nhiều núi lửa khác ẩn náu bên dưới lớp băng. 
Có rất nhiều núi lửa khác ẩn náu bên dưới lớp băng.

Trên thực tế, chúng ta không biết Nam Cực có những ngọn núi lửa đang hoạt động bị chôn vùi bên dưới nó cho đến năm 2013, khi các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra hai cụm động đất nhỏ. Hiện tại, các nhà khoa học đã quét Nam Cực bằng radar xuyên băng, và biết rằng có rất nhiều núi lửa khác ẩn náu bên dưới lớp băng. Chính xác là 138.

Bạn có biết điều gì sẽ xảy ra khi núi lửa phun trào không? Thường thì có những dấu hiệu cảnh báo trước khi những vụ phun trào thực sự bắt đầu, như sóng động đất.

Sau đó dung nham và tro tham gia, kèm theo khí đốt nóng sẽ được phun ra từ miệng núi lửa. Tùy theo từng tình huống và loại dung nham liên quan, tốc độ chảy của dung nham cũng sẽ khác nhau, nhưng trung bình, dung nham di chuyển với tốc độ 10 km mỗi giờ.

Nhưng khi một vụ phun trào lớn xảy ra, một ngọn núi lửa sẽ giải phóng các khí và tro bụi quá nhiệt. Kết hợp với nhau, chúng tạo ra một thứ gọi là đám mây pyroclastic.

Những thứ này rất nóng, lên tới 700 độ C và chúng có thể di chuyển với vận tốc 80km mỗi giờ. Và khi bị mắc kẹt vào những đám mây này, bạn chỉ phải đối mặt với một kết quả duy nhất, chính là cái chết.

Tùy từng loại dung nham mà tốc độ chảy của chúng cũng khác nhau.
Tùy từng loại dung nham mà tốc độ chảy của chúng cũng khác nhau.

Nhưng những ngọn núi lửa ở Nam Cực phun trào lại là một câu chuyện khác. Chúng bị chôn vùi dưới những lớp băng dày hơn 4 km ở nhiều nơi.

Chúng ta sẽ không phải đối phó với việc các khí núi lửa đang di chuyển lên bề mặt - ít nhất là trong khoảng thời gian một vụ phun trào xảy ra. Tuy nhiên, nhiệt lượng tỏa ra sẽ làm tan chảy các hang động khổng lồ, tạo ra lượng nước tan đáng kể. Và đó là lúc mọi thứ bắt đầu trở nên tồi tệ.

Nhiệt lượng tỏa ra sẽ làm tan chảy các hang động khổng lồ.
Nhiệt lượng tỏa ra sẽ làm tan chảy các hang động khổng lồ.

Nước tan chảy mới được tạo ra sẽ làm cho lớp băng phía trên nó di chuyển nhanh hơn - lớp băng ở Nam Cực sẽ bắt đầu đi vào đại dương.

Từ đó, hiệu ứng domino sẽ bắt đầu. Trong trường hợp ở Nam Cực, một vụ phun trào núi lửa thực sự lớn có thể đánh thức hàng trăm núi lửa khác và gây mất ổn định toàn bộ khu vực. Khi những ngọn núi lửa tiếp tục phun trào theo hiệu ứng, lượng nước tan chảy sẽ được tạo ra nhiều hơn, khiến nhiều băng ở Nam Cực trượt vào đại dương hơn.

Theo đó những ngọn núi băng của Nam cực sẽ được tiếp xúc với các dòng hải lưu ấm áp hơn và là lộ ra bề mặt thực sự của Nam Cực bị ẩn dưới lớp băng trong suốt thời gian qua. Và nếu tất cả băng ở Nam Cực tan chảy, nó sẽ nâng mực nước biển toàn cầu lên khoảng 60 m.

Mực nước biển dâng cao có thể góp phần làm cho các cơn bão lớn di chuyển chậm hơn và mưa nhiều hơn, do đó chúng sẽ tàn phá bề mặt Trái đất nhiều hơn.

Động vật hoang dã dọc theo các khu vực ven biển sẽ mất môi trường sống, và đất nông nghiệp sẽ bị nhiễm mặn.

Lũ lụt trên diện rộng sẽ đẩy hàng triệu người ra xa bờ biển. Nếu các vụ phun trào xảy ra trong khoảng thời gian một ngày, chúng ta sẽ nhìn thấy hàng nghìn người chết và các cơn bão sẽ quét sạch mọi thứ trôi nổi trên đại dương.


Núi lửa ở Nam Cực phun trào mạnh, cho phép giải phóng nhiều khí nhà kính độc hại hơn và ăn thủng tầng ozone.

Còn đối với Nam Cực, khi tất cả băng đã tan chảy, magma sẽ bao phủ toàn bộ lục địa. Magma nóng sẽ đông đặc lại trong nước lạnh của Nam Cực, và có thể tạo thêm đất cho nền móng của chính Nam Cực. Nhưng mọi thứ không kết thúc ở đó.

Khi núi lửa phun trào trên đất liền, chúng phun ra các khí đốt nóng, bao gồm carbon monoxide, methane, carbon dioxide và nitơ. Cùng với điều này, thường có một số hơi nước bay vào hỗn hợp. Theo một số ước tính, núi lửa là nguyên nhân thải ra 645 triệu tấn CO2 mỗi năm.

Nếu các vụ phun trào núi lửa ở Nam Cực trở nên đủ mạnh, chúng sẽ thổi bay những dải băng rộng lớn, cho phép giải phóng nhiều khí nhà kính độc hại hơn và ăn thủng tầng ozone.

Tuy nhiên tất cả những điều vừa kể trên chỉ là một viễn cảnh trong tưởng tượng, bởi các ngọn núi lửa tại Nam Cực sẽ không phun trào trong cùng một lúc. Và nếu chúng thực sự thức giấy thì sẽ mất hàng thập kỷ để xảy ra bất cứ điều gì nguy hại đối với con người.

Cập nhật: 05/04/2022 Theo Trí Thức Trẻ
  • 879