Kỳ lạ loài khỉ có mũi dài ngoẵng và nhại lại như bò

Khỉ vòi, hay còn được gọi là khỉ mũi dài. Trong tiếng Mã Lai, chúng còn được gọi với một tên là nữa Bekantan. Khỉ vòi thuộc họ linh trưởng, có pháp danh khoa học là Nasalis larvatus.

Chúng vốn có mặt khá phổ biến trên thế giới. Thế nhưng, hiện nay loài này là đặc hữu của quần đảo Borneo thuộc Indonesia. Khỉ vòi sống chủ yếu trên cây. Chúng có thói quen đu, nhảy từ cành nọ sang cành kia để tìm kiếm thức ăn.
Có thể dễ dàng nhận ra chúng từ xa, bởi thân hình lớn và cái bụng phệ. Khi trưởng thành, khỉ vòi đực đạt trọng lượng từ 33 – 35kg. Những nàng khỉ vòi có thân hình nhỏ nhắn hơn, với trọng lượng 13 - 16kg.

Khỉ vòi có bộ lông dài. Phần lông ở lưng thường có màu cam sáng, nâu đỏ, nâu vàng hoặc đỏ gạch. Phần bụng và mặt có màu xám sáng, vàng hoặc cam nhạt và hồng. Ngoài ra, người ta còn dễ dàng nhận diện chúng với chiếc mũi to, dài bất thường, "khủng" nhất trong họ hàng linh trưởng. Với những chàng khỉ vòi, chiếc mũi có thể dài lên tới 18cm.

Chiếc mũi dài chính là điểm thu hút bạn tình vào mùa sinh sản. Những chàng khỉ vòi có chiếc mũi dài, to là "niềm mơ ước" của các nàng khỉ. Cũng nhờ sở hữu chiếc mũi "khủng" mà khỉ vòi có thể phát ra tiếng kêu, hú vang xa đến vài chục km.

Nhà khoa học Ikki Matsuda, Viện nghiên cứu động vật linh trưởng, Đại học Kyoto, Nhật, đã chỉ ra điều đặc biệt của loài khỉ vòi, đó là bản năng nhai lại thức ăn như một số loài móng guốc. Chúng sẽ xơi rất nhiều thức ăn vào bụng, sau đó lúc rảnh rỗi chúng sẽ thực hiện công việc nhai lại. Chúng hóp bụng lại và nôn thức ăn ra miệng, sau đó thư thả nhấm nháp, thưởng thức lại. Món ăn ưa thích của khỉ vòi chủ yếu là hoa, quả, lá cây và các loại hạt. Đôi khi chúng ăn cả những loại côn trùng.

5 tuổi, các nàng khỉ sẽ bước vào tuổi sinh sản. Các cuộc giao phối thường diễn ra vào giữa tháng 2 và tháng 11 hàng năm. Thời gian mang thai kéo dài khoảng 166 – 200 ngày hoặc muộn hơn một chút. Khỉ vòi thường sinh con vào ban đêm hoặc sáng sớm. Những bà mẹ khỉ vòi sẽ ăn sạch nhau thai của mình và liếm sạch chất bẩn trên người khỉ con khi mới sinh ra.

Ngày nay, số lượng khỉ vòi đã bị sụt giảm ở mức báo động. Trong vòng 30 – 40 năm qua, số lượng loài này đã sụt giảm 50%. Các chú khỉ con gặp rất nhiều bất trắc trong quá trình sinh trưởng. Chúng là mồi ăn của những loài như cá sấu, báo gấm, thằn lằn, đại bàng và trăn… Phần lớn khỉ con đã không sống sót đến khi trưởng thành.

Ngoài ra chúng còn bị săn bắn bởi con người. Hiện nay khỉ vòi được xếp vào danh mục động vật nguy cấp trong sách đỏ.

Theo VTC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video