Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Loại "nấm nữ hoàng" đặc biệt trong tiệc cưới Thanh Hằng

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng, nấm trúc sinh... chóp nấm nở bung ra trông như một “tấm mạng che mặt” của những mỹ nhân thời xưa.


Nấm Tâm Trúc.

Nấm Tâm Trúc có tên khoa học là Dictyophora indusiata. Loài nấm này còn có tên gọi khác là nấm nữ hoàng. Nấm Tâm Trúc khi trưởng thành có phần chóp nấm nở bung ra trông như một “tấm mạng che mặt” của những mỹ nhân thời xưa. Đặc biệt, phần chóp của nấm Tâm Trúc là vị trí có mùi hôi thối thu hút các loại côn trùng như ruồi, muỗi đậu.

Nấm Tâm Trúc được xem là một loại thực phẩm cao cấp. Chiết xuất từ loài nấm này có khả năng phòng ngừa và điều trị rất nhiều bệnh như ung thư vú, chữa bệnh gout..

nấm Tâm Trúc phân bố ở các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, Philippines, Triều Tiên, Việt Nam. Ở các châu lục khác, loại nấm này cũng được tìm thấy ở Mỹ, Cuba, Brazil, Anh , Pháp, Nga, Mexico, Australia và Đông Phi. Nhưng nấm Tâm Trúc được sử dụng nhiều nhất trong nấu ăn của người Trung Hoa.

Chúng xuất hiện nhiều ở các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Bắc, Thiểm Tây, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Tây Tạng, Quảng Đông, Quảng Tây, Hong Kong nhưng không giống nhau hoàn toàn. Ở các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc, nấm phân bố rộng rãi hơn, chất lượng cũng ngon hơn.

Ở nước ta, nấm Tâm Trúc được tìm thấy ở bờ ruộng, bờ tre, hoặc bờ sông. Cụ thể, nấm Tâm Trúc được phát hiện mọc hoang tại tỉnh Long An từ năm 2004.

Trung Quốc là quốc gia sản xuất nấm Tâm Trúc lớn nhất thế giới hiện nay dưới dạng sấy khô.


Nấm nữ hoàng còn được xếp vào danh sách 8 loại thực vật quý hiếm của núi rừng.

Quá trình thu hoạch nấm Tâm Trúc cũng rất cầu kỳ vì chỉ có khoảng 10 tiếng để hoàn tất quá trình này. Khi thân nấm phát triển tới một mức độ, thường vào buổi trưa, phần "váy nấm" sẽ bắt đầu mở ra phía dưới. Nhưng chỉ tới 4-5h chiều, chúng bắt đầu co lại và rụng đi vì thế, người thu hoạch phải tiến hành cắt nấm càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, độ ẩm cũng quyết định độ xòe của "váy nấm", nếu trên 95%, chúng mở ra bình thường nhưng nếu độ ẩm quá thấp hay nhiệt độ cao, phần mạng không thể bung xòe, ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị.

Không chỉ có diện mạo xinh đẹp, nấm nữ hoàng còn được xếp vào danh sách 8 loại thực vật quý hiếm của núi rừng. Chúng có giá trị dinh dưỡng rất cao vì giàu protein và ít chất béo. Ngoài ra, so với các loại nấm khác, nấm Tâm Trúc rất giàu các loại axit amin, vitamin, muối vô cơ, protein, carbohydrate và chất xơ, chất chống oxy hóa, có tác dụng dưỡng can, cường dương, dưỡng khí, dưỡng nhan, bổ não, an thần, bồi bổ cơ thể.

Các hoạt chất có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người và nâng cao khả năng miễn dịch và kháng bệnh của cơ thể. Không những vậy, nấm có tác dụng bảo vệ gan, giảm tích tụ mỡ bụng, hạ huyết áp, hạ lipid máu và giảm cân. Nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chứng minh nấm Tâm Trúc có chứa các thành phần có khả năng ức chế khối u, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.


Nấm Tâm Trúc thường được bán dưới dạng sấy khô.

Từ xa xưa, người Trung Quốc đã sử dụng nguyên liệu này trong nấu nướng. Nó được xem là một món ăn quý hiếm, dùng để tiến vua, làm thành các món ăn cung đình, tiêu biểu là trúc tôn phù dung (canh nấm Tâm Trúc). Nấm có vị thơm, cùi dày, mềm, có thể luộc với thịt nạc để tạo thành nước dùng thơm ngon, cũng có thể xào với thịt lợn hoặc thịt gà. nấm Tâm Trúc có vị ngọt thanh, được ví ngon như thịt gà, nên còn có tên gọi khác là "thịt gà làm từ thực vật".

Ở Hong Kong, nấm này là nguyên liệu phổ biến để nấm bún, mì hay nhúng lẩu. Nổi tiếng với món nấm tre là quán bún Tan zai san ge ở đặc khu này. Thông thường, nấm tre được sấy khô, khi mua về sẽ cho vào nước để ninh, nấu canh, súp, vị rất ngọt và thanh, dễ ăn.

Một trong những món phổ biến ở Trung Quốc là canh nấm Tâm Trúc nấu nước gà. Người ta ngâm phần nấm khô trong nước mát khoảng ba giờ hoặc cho đến khi mềm, sau đó rửa sạch và dùng kéo cắt bỏ rìa cứng rồi cắt ngắn thành các đoạn khoảng ba cm, để ráo. Trong khi đó, đun sôi nước luộc gà và thịt lợn, nêm muối và bột nêm, sau đó cho nấm hương và nấm Tâm Trúc vừa ngâm vào. Bạn cũng có thể cho thêm sò điệp cắt nhỏ nếu thích, đun sôi trên lửa vừa rồi hạ dần lửa trong khoảng 20 phút. Canh nấm Tâm Trúc là một trong những món ăn quen thuộc trong các dịp lễ Tết.


Súp nấm Tâm Trúc nấu với gà. (Ảnh: wokandkin).

Cập nhật: 02/10/2024 Theo khoeplus24h/ngoisao
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video