Kỳ lạ loài rùa thải nước tiểu qua miệng

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một đặc điểm hết sức thú vị ở loài rùa mai mềm Trung Quốc. Theo đó, miệng là con đường chủ yếu giúp chúng bài tiết nước tiểu. Với khả năng kỳ lạ này, rùa mai mềm hoàn toàn có thể tồn tại trong môi trường nước mặn.

Rùa mai mềm Trung Quốc (hay còn gọi là ba ba trơn với danh pháp khoa học Pelodiscus sinensis) thường được tìm thấy trong khu vực đầm lầy, vùng ven hồ nước lợ. Tiến hành nghiên cứu một cách tỉ mỉ trên những con rùa mai mềm được mua từ khu phố Tàu tại Singapore, các chuyên gia nhận thấy loài bò sát này có thói quen dìm phần đầu xuống nước, mặc dù chúng thở bằng phổi như các sinh vật trên cạn.

Thông thường, một số loài cá bài tiết urê - hợp chất chủ yếu được tìm thấy trong nước tiểu - qua mang. Nhóm nghiên cứu suy đoán rùa mai mềm có khả năng đã thải urê từ miệng khi chúng chúc đầu vào nước, vì quan sát lúc này họ thấy một bộ phận rất lạ hình dạng giống mang bỗng nhô ra.


Rùa mai mềm Trung Quốc Pelodiscus sinensis (Ảnh: Serene Lee)

Mặt khác, quá trình đo lường urê trong nước tiểu rùa mai mềm bằng cách gắn ống nhựa vào đằng sau rồi giữ chúng trong hộp khô và sau đó mang ra một vũng nước, họ phát hiện loài bò sát này có thể ngâm đầu dưới nước trong khoảng thời gian lên đến 100 phút và lượng urê bài tiết qua đường miệng gấp khoảng 50 lần so với từ đằng sau.

“Chúng ta vẫn biết thận là bộ phận chịu trách nhiệm bài tiết urê ở động vật có xương sống, ngoại trừ cá. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên lại trái ngược với khái niệm phổ biến đó khi chứng minh được rằng miệng mới là đường thải chủ yếu của rùa mai mềm, thay vì thận”, Yuen Ip Kwong, một nhà sinh lý học phân tử tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết.

Các nhà khoa học phỏng đoán môi trường nước mặn chính là nguyên nhân hiện tượng này. “Uống nước ngọt là cách giúp rửa sạch urê trong cơ thể. Tuy nhiên, rùa mai mềm lại thường được tìm thấy trong vùng nước lợ hoặc thậm chí cả ở biển”, Ip Kwong nói thêm.

Những thông tin chi tiết của phát hiện trên đã được trình bày trong số ra ngày hôm qua (11/10) của tạp chí Journal of Experimental Biology.

Tham khảo: Livescience

Theo Báo Đất Việt, Livescience
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video