Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Queensland (Australia) cho thấy rằng 1/3 số động vật có vú, được cho là đã tuyệt chủng trong tự nhiên, đã được tái phát hiện trong những năm.
Loài hươu đùi vằn phát hiện lần đầu tiên kể từ năm 1959. (Ảnh: Daily Mail) |
Tiến sĩ Diana Fisher, thuộc trường đại học Queensland (Australia), đã lập một danh sách gồm tất cả những loài động vật có vú được tuyên bố đã tuyệt chủng trong tự nhiên thế kỷ 16. Theo danh sách của giáo sư Diana Fisher, 187 loài động vật có vú đã tuyệt chủng từ năm 1500.
Trong số này, 67 loài động vật có vú đã được tái phát hiện sau khi bị công bố tuyệt chủng. Một số loài động vật quý hiếm đã được tái phát hiện sau 80 năm biến mất trong tự nhiên và một số loài khác đã xuất hiện trở lại chỉ vài năm sau khi các tổ chức bảo vệ động vật tuyến bố chúng đã tuyệt chủng.
Loài hươu đùi vằn – có đặc điểm giống với loài ngựa vằn và loài hươu cao cổ - lần đầu tiên được phát hiện ở Congo vào năm 1901. Tuy nhiên, loài động vật đã không xuất hiện trong tự nhiên từ năm 1959 và các nhà khoa học lo ngại rằng rằng loài động vật nhút nhát này đã tuyệt chủng.
Mặc dù vậy, các nhà khoa học thuộc Quỹ Bảo tồn Thiên niên Quốc tế (WWF) đã vui mừng khi tái phát hiện những bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của loài hươu đùi vằn quý hiếm này ở công viên quốc gia Virunga, Congo vào năm 2006.
Một số loài động vật có vú khác được tái phát hiện sau khi được coi là tuyệt chủng bao gồm: loài solenodon – có thân hình giống chuột chù ở Cu Ba, loài chuột trên đảo Christmas, loài cáo bay Vanikoro trên đảo Solomon, chuột đá ở Australia và loài cáo bay Talaud ở Indonesia.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng thế giới tự nhiên chuẩn bị trải qua một cuộc tuyệt chủng mới do sự tàn phá môi trường của con người. Bằng chứng là tốc độ tuyệt chủng của các sinh vật hiện nay được coi là cao nhất kề từ khi loài khủng long xuất hiện trên Trái đất từ cách đây 65 triệu năm.
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), 22% số động vật có vú trong tự nhiên đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Các chuyên gia bảo tồn cho rằng nguyên nhân đe dọa sự tuyệt chủng của các loài động vật là do nạn phá rừng, khai thủy sản quá mức, môi trường sống của các loài động vật bị thu hẹp.
Trong số này, 67 loài động vật có vú đã được tái phát hiện sau khi bị công bố tuyệt chủng. Một số loài động vật quý hiếm đã được tái phát hiện sau 80 năm biến mất trong tự nhiên và một số loài khác đã xuất hiện trở lại chỉ vài năm sau khi các tổ chức bảo vệ động vật tuyến bố chúng đã tuyệt chủng.
Loài hươu đùi vằn – có đặc điểm giống với loài ngựa vằn và loài hươu cao cổ - lần đầu tiên được phát hiện ở Congo vào năm 1901. Tuy nhiên, loài động vật đã không xuất hiện trong tự nhiên từ năm 1959 và các nhà khoa học lo ngại rằng rằng loài động vật nhút nhát này đã tuyệt chủng.
Mặc dù vậy, các nhà khoa học thuộc Quỹ Bảo tồn Thiên niên Quốc tế (WWF) đã vui mừng khi tái phát hiện những bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của loài hươu đùi vằn quý hiếm này ở công viên quốc gia Virunga, Congo vào năm 2006.
Một số loài động vật có vú khác được tái phát hiện sau khi được coi là tuyệt chủng bao gồm: loài solenodon – có thân hình giống chuột chù ở Cu Ba, loài chuột trên đảo Christmas, loài cáo bay Vanikoro trên đảo Solomon, chuột đá ở Australia và loài cáo bay Talaud ở Indonesia.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng thế giới tự nhiên chuẩn bị trải qua một cuộc tuyệt chủng mới do sự tàn phá môi trường của con người. Bằng chứng là tốc độ tuyệt chủng của các sinh vật hiện nay được coi là cao nhất kề từ khi loài khủng long xuất hiện trên Trái đất từ cách đây 65 triệu năm.
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), 22% số động vật có vú trong tự nhiên đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Các chuyên gia bảo tồn cho rằng nguyên nhân đe dọa sự tuyệt chủng của các loài động vật là do nạn phá rừng, khai thủy sản quá mức, môi trường sống của các loài động vật bị thu hẹp.