Alexandra Allen, 17 tuổi đến từ tiểu bang Utah, Mỹ mắc chứng dị ứng kỳ lạ đối với nước. Chỉ cần một lần tắm quá lâu hay đổ mồ hôi quá nhiều cũng đã khiến cô nổi ti tỉ nốt ban đỏ tấy trên người.
Căn bệnh dị ứng nước kì quái
Chứng bệnh tai quái này chỉ xảy ra với 35 người trên toàn thế giới. Mỗi khi muốn tắm rửa, Allen phải hành động thật nhanh chóng, nước quá lạnh và thời gian tắm quá lâu sẽ kích thích những nốt mẩn ngứa bùng phát, rất có thể dẫn đến tử vong.
Cơ thể Allen lần đầu xuất hiện triệu chứng lạ sau chuyến nghỉ dưỡng đến Flaming Gorge với nhiều hoạt động tiếp xúc nước. Cô được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nổi mẩn đỏ, phồng rộp, nhức đầu và khó thở.
Năm 15 tuổi khi tình cờ nghiên cứu một trang mạng y khoa bàn về chứng dị ứng nước, Allen đã đem những phát hiện đó hỏi bác sỹ đa khoa của mình và ông kết luận rằng đó chính là căn bệnh mà cô bé đang mắc phải.
Kể từ đó, Allen cố hết sức hạn chế tiếp xúc nước
Những người mắc chứng dị ứng nước quái lạ này thường do sự nhạy cảm quá thái với nước. Sau khi trực tiếp chạm nước hoặc kể cả nước mắt, mồ hôi và máu, họ sẽ chịu đựng những vết mẩn đỏ rát, nổi chi chít khắp bề mặt tiếp xúc. Cơn mẩn ngứa này sẽ kéo dài từ 10 phút đến một tiếng rưỡi.
Hiện tại vẫn chưa có biện pháp điều trị nào được chứng minh là hiệu quả nhưng giới y khoa khuyến cáo người bệnh nên tránh tối đa việc đụng nước. Khổ chủ nếu muốn tắm chỉ được tắm nhanh, cố giữ cơ thể khô ráo mọi lúc mọi nơi và tuyệt đối tránh mưa. Họ cũng có thể hạn chế cơn ngứa ngáy khó chịu bằng cách uống histamin.
Bởi đến việc đổ mồ hôi cũng vô cùng nguy hiểm, Alexandra phải đối phó bằng cách tập thể dục trong phòng lạnh để cơ thể không tiết quá nhiều dầu và mồ hôi. Ít đổ mồ hôi, cô cũng sẽ không phải tắm thường xuyên.
“Thực sự rất đau đớn, cứ tưởng tượng làn da bạn bị chà mạnh bằng giấy nhám cho đến khi chỉ còn một lớp da mỏng sót lại và rồi nó nổi mẩn đỏ rát, ngứa ngáy vô cùng, nhưng bạn không thể gãi vì chỉ cần đụng vào chúng sẽ vỡ dập ra”.
Chứng dị ứng này có thể dẫn đến những ca tử vong do sốc phản vệ và thường sẽ ngày càng tồi tệ khi người bệnh về già.
Nhưng Alexandra vẫn khá lạc quan: “Tôi nghĩ mình còn may mắn hơn so với nhiều người nhiễm bệnh nan y khó cứu, ít ra những triệu chứng này còn có thể chịu đựng và dè chừng nguy cơ chết chóc được”.
Một phụ nữ khác ở Anh cũng mắc chứng dị ứng tai quái