Ký sinh trùng cổ đại biến khủng long thành xác sống

Một nhóm nhà cổ sinh vật học sử dụng chụp cắt lớp và lấy mẫu mô để tìm hiểu mầm bệnh trong máu của một con thằn lằn hộ pháp nhiễm ký sinh trùng.

Năm 2018, nhà cổ sinh vật học Tito Aureliano kiểm tra chiếc xương đùi hóa thạch của một con khủng long nhỏ thuộc họ thằn lằn hộ pháp (titanosaur) do vợ ông là giáo sư Aline Ghilardi ở Đại học Liên bang Rio Grande phát hiện 12 năm trước. Là chuyên gia về mô khủng long hóa thạch, Aureliano được giao nhiệm vụ kiểm tra kỹ hơn những vết lồi xốp ở bề mặt xương. Hai nhà cổ sinh vật học phát hiện con khủng long sống cách đây hơn 80 triệu năm ở kỷ Phấn Trắng bị nhiễm trùng xương nặng gọi là viêm tủy xương.


Phục dựng thằn lằn hộ pháp với nhiều vết thương hở phủ khắp cơ thể. (Ảnh: Hugo Caffaso).

Nhưng Aureliano vẫn chuẩn bị những lát cắt mỏng của chiếc xương hóa thạch để nghiên cứu kỹ hơn bệnh nhiễm trùng vẫn ảnh hưởng tới động vật và con người ngày nay. Khi nhìn qua kính hiển vi, ông nhận thấy nhiều tổ chức vi mô hóa thạch dài chưa tới một milimet. Dù hóa thạch vi mô có thể là thực vật hoặc động vật, Aureliano xác định chúng là ký sinh trùng. Phát hiện này khiến Aureliano bất ngờ đến mức ông quyết định gửi ngay ảnh chụp cho vợ.

Các chuyên gia xác nhận suy đoán của Aureliano. Phát hiện có ý nghĩa đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên ký sinh trùng hóa thạch được tìm thấy ở xương khủng long. Họ công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Cretaceous Research. Cả con thằn lằn hộ pháp nhỏ dài khoảng 1,8 mét tính từ mũi tới đuôi và 70 ký sinh trùng trong mạch máu của nó đều là loài mới chưa từng được đặt tên hay mô tả.

Ghilardi khai quật chiếc xương năm 2006 tại một di chỉ ở bang São Paulo. Ngay khi trông thấy thương tổn trên bề mặt, bà biết cần phải nghiên cứu kỹ hơn. Không có hóa thạch nào khác tại di chỉ có loại tổn thương này. Ban đầu, Ghilardi cho rằng đó có thể là dấu vết của một dạng ung thư xương.

Thông thường, những căn bệnh tiền sử được chẩn đoán trên hóa thạch bằng mắt thường hoặc chụp X-quang. Chụp cắt lớp có thể cung cấp hình ảnh chi tiết hơn, đó là lý do Ghilardi và Aureliano nhờ các đồng nghiệp tại Trường Y của Đại học São Paulo hỗ trợ. Tại đó, họ có thể chụp cắt lớp chiếc xương. Đây là lần đầu tiên giới nghiên cứu tạo mô hình 3D cho hóa thạch mang mầm bệnh như vậy.

Với ảnh chụp, nhóm nghiên cứu có thể chẩn đoán dạng tổn thương bí ẩn đó không phải là ung thư mà là viêm tủy xương. Họ cũng có thể quan sát tình trạng nhiễm trùng trải rộng từ sâu bên trong chiếc xương tới bề mặt, chắc chắn khiến con khủng long vô cùng đau đớn, gây viêm ở xương và vết thương hở trên da. Do tình trạng vết thương, nhóm nghiên cứu đặt biệt danh cho con vật là "khủng long zombie".

Viêm tủy xương chủ yếu gây ra bởi va đập mạnh khiến xương vỡ và da bị rách, cho phép vi khuẩn xâm nhập vào xương dễ dàng hơn. Aureliano cho rằng chuẩn bị mẫu vật mô mỏng có thể giúp đồng nghiệp nghiên cứu kỹ hơn bệnh viêm tủy xương cho các mục đích khác ngoài cổ sinh vật học. Khi cắt hóa thạch để chuẩn bị mẫu vật, Aureliano và đồng nghiệp Fresia Ricardi Branco, nhà địa chất học và giáo sư cổ sinh vật học ở Đại học Campinas , Brazil, trông thấy hàng chục hóa thạch vi mô lần đầu tiên. Họ gọi nhà cổ ký sinh học Carolina Nascimento ở Đại học Liên bang São Carlos tới xem xét kỹ hơn. Nascimento có thể đếm được hơn 70 ký sinh trùng. Trước đó, ký sinh trùng hóa thạch chỉ được tìm thấy trong hổ phách hoặc hóa thạch phân.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn chưa thể xác định ký sinh trùng gây viêm tủy xương hay việc mắc bệnh tạo ra môi trường lý tưởng cho phép ký sinh trùng xâm nhập vào xương khủng long và phát triển.

Cập nhật: 24/11/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video