Kỹ thuật tiêm insulin "từ xa" cho bệnh nhân tiểu đường

Nhằm giúp các bệnh nhân tiểu đường bớt đau đớn do phải tiêm insulin mỗi ngày, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ) đã phát triển phương pháp tiêm không xâm lấn mới. Đó là sử dụng 1 dụng cụ điều khiển từ xa có khả năng bắn sóng siêu âm qua da ở cánh tay, nơi cấy thiết bị chứa insulin để nó giải phóng hormone này vào máu.

Đầu tiên, phần mô ghép chứa lượng insulin đủ dùng trong 10 ngày (kích cỡ bằng 1 sim điện thoại di động) sẽ được cấy dưới da ở vùng bắp tay nhờ thủ thuật gây tê cục bộ. Khi bệnh nhân cần tiêm insulin, họ sẽ dùng một thiết bị giống như remote ti-vi hướng về bắp tay và bấm nút kích hoạt trong 30 giây.


Ảnh: nyu.edu

Sóng siêu âm do thiết bị phát ra sẽ tác động vào mô cấy chứa hàng nghìn phân tử nano bao bọc insulin, khiến chúng rung động và tách rời ra, giải phóng insulin vào máu. Khi bấm nút tắt, các phân tử nano trên bề mặt mô cấy sẽ khép lại để giữ chặt lượng insulin còn lại.

Tuy kỹ thuật tiêm insulin bằng remote mới được thử nghiệm trên chuột, nhưng các chuyên gia nhận định nó có thể sớm giúp hàng ngàn bệnh nhân tiểu đường không còn phải chịu cảm giác đau đớn vì cảnh phải tiêm 4 mũi insulin/ngày.

Được biết, căn bệnh tiểu đường - đang ảnh hưởng hàng triệu người trên thế giới - xảy ra khi tuyến tụy giảm hoặc ngừng sản xuất insulin, hormone cần thiết để chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng. Tình trạng thiếu hormone insulin có thể làm suy giảm chức năng của các cơ quan như thận, mắt, dây thần kinh, tim và các động mạch.

Theo Báo Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video