Hoa cánh bướm được trồng rộng rãi ở công viên, sở thú vì thuộc tính dễ trồng và màu sắc đa dạng, đẹp mắt nhưng hiện nay kỹ thuật trồng cây hoa này 1 cách cụ thể vẫn chưa được nhiều người biết đến.
>> Kỹ thuật trồng hoa tiên ông từ củ
Hoa cánh bướm hay còn gọi là cúc sao nháy hay hoa chuồn chuồn có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Loài thực vật này thuộc họ hàng hoa Cúc, có rất nhiều loại và được trồng rất phổ biến ở nước ta. Người dân có thể trồng loài hoa này làm cây cảnh ở sân vườn.
Cây hoa cánh bướm có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản.
Vì sở hữu thân quá yếu ớt, quá mảnh mai nên hoa cánh bướm ít khi được sử dụng như các anh em cùng giống loài, ít được bày bán, trưng bày hay cúng kiến. Tuy nhiên không vi lý do này mà hoa sao nháy bị kém phát triển, trái lại loài thực vật này càng ngày càng được ưa chuộng để làm đẹp cho vườn nhà nhờ vào bản tính gây giống, trồng trọt dễ dàng.
Khi nào ta muốn trồng làm cảnh ở vườn nhà, tất yếu phải chọn một vuông đất rộng, thoáng không gian thì mới làm nổi bậc được khung cảnh của hoa.
Loại hoa này có thân rỗng, xanh đẹp nhưng lại khá mềm yếu. Nếu không cẩn thận giẫm hoặc va chạm mạnh, cây có thể bị gãy, đổ và chết. Những cây hoa trồng tại công viên, vườn nhà thường có kích thước khiêm tốn hơn so với mọc dại trong tự nhiên. Trung bình cây hoa cánh bướm chỉ cao từ 0,3 – 0,4m nên rất dễ chăm sóc và ngắm hoa.
Lá cánh bướm có thể mọc dạng đơn hoặc kép tùy từng loại. Trong đó các lá kép mọc thành dạng đối xứng. Hình dạng của lá khá giống lá cây dâu tằm nhưng nhỏ hơn một chút. Đầu lá tròn nhọn với một số loại có răng cưa ở viền lá.
Mang đặc điểm của họ hoa cúc, bông hoa cánh bướm mọc thành cụm hoa dạng đầu. Cánh hoa có hai lớp chính khá đặc biệt so với loại hoa khác. Phần cánh hoa bên ngoài to, rộng mọc xòe ngang. Giữa bông hoa lại có những cánh hoa mọc thẳng đứng theo chiều dọc thân cây. bên trong những cánh hoa này mới là phần nhụy hoa.
Loại hoa này có thân rỗng, xanh đẹp nhưng lại khá mềm yếu
Ý nghĩa hoa cánh bướm
Đúng như tên gọi của mình, những bông hoa cánh bướm nhìn từ xa trông như những cánh bướm đủ màu. Dưới những cơn gió nhẹ, đồng hoa cánh bướm như có hàng trăm hàng nghìn con bướm rung rinh đôi cánh đẹp. Khung cảnh ấy đã làm say lòng biết bao thế hệ người Việt.
Bông hoa mềm mỏng với nét đẹp dịu dàng như thoáng gợi lên sự bình yên và an lành trong tâm hồn con người. Ngắm hoa cánh bướm, kể cả những người đang bực bội nhất cũng cảm thấy tâm trạng thư thái, yên dịu hơn. Đồng thời, cánh bướm cũng là loại hoa tượng trưng cho một tình yêu sâu lắng, êm đềm mà không kém phần đẹp đẽ.
Kỹ thuật trồng cây hoa cánh bướm
Để cây ra hoa vào dịp Tết, người trồng nên gieo hạt từ tháng 9 -10 âm lịch khi tuổi cây con 20-25 ngày. Trước khi trồng, người dân phải bón phân hoai mục trên nền đất đã được làm thật kỹ.
Chỉ cần để ý 1 chút theo kỹ thuật trồng cây, người trồng sẽ có được luống hoa đẹp như ý.
Vì hạt quả nhỏ nên khi gieo trên luống cát, bà con phải gieo cho đều. Sau khi gieo, hạt cần được phủ 1 lớp rơm rạ mục để chống mặt luống bị váng và khi tưới nước tránh cho hạt khỏi bị dồn khi có mưa to. Lớp che phủ luống này sẽ được dỡ bỏ khi hạt bắt dầu mọc. Sau khi đỡ bỏ rơm rạ, người trồng không nên tưới đẫm quá, cây sẽ bị chết.
Loài hoa mỏng manh này có nhiều màu sắc đa dạng.
Người chăm sóc cây có thể bón 5m3 phân hoai mục gồm: 3kg phân lân, 3kg phân Kali, 10-15kg vôi bột cho 1 sào. Một nửa lượng phân chuồng mục nên được bón lót cho vào đất trước khi được bừa lần cuối cùng đễ lên luống. Một nửa còn lại sẽ được bón cho hoa trước khi trổ bông.
Hoa cánh bướm thường được trồng theo từng hàng.
Mật độ trồng là 30x40cm. Khi cây phục hồi, người chơi hoa có thể bón thúc nhiều lần (7 ngày 1 lần) bằng phân hoà với nước 1/5 - 1/4. Bón thúc vào lúc cây bắt đầu có nụ là quan trọng nhất.
Để giống: Người trồng cần chọn cây có màu sắc đẹp, lấy quả đã già chín, phơi cả quả rồi đập lấy hạt. Quả sẽ tự tách dễ dàng, người dân có thể sàng và chọn lấy hạt chắc phơi khô và bảo quản. Loại hạt của hoa này khó bảo quản nên chỉ được phơi nắng nhẹ hay trong bóng râm, để nguội rồi mới cho vào bình cất giữ.
Cấy ghép hoa cánh bướm
Khi cây hoa cánh bướm cao khoảng 5cm, cây con ra 5 - 6 lá thật thì cây đã sẵn sàng cho việc cấy ghép ra vườn hoặc vào chậu.
Hoa cánh bướm chịu hạn, chịu lạnh tốt, yêu cầu về nước không cao, do đó nên chú ý kiểm soát lượng nước và tránh tưới nước giữ ẩm quá mức làm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của cây, trong thời gian ra hoa nên giữ cho đất khô một chút.
Lưu ý khi trồng cây hoa cánh bướm
- Cây thích ứng được với hầu hết điều kiện thời tiết, tuy nhiên khi trồng cây quá dày đặc hoặc nếu có mưa lớn, cây sẽ có hiện tượng nhiễm bệnh nấm mốc xám.
- Không tưới nước quá nhiều cho cây, tưới nước quá nhiều sẽ khiến cây khó nở hoa.
- Nếu muốn kéo dài thời gian ra hoa, bạn nên cắt tỉa những bông hoa đã héo úa.
- Nên dọn cỏ thường xuyên quanh gốc cây.
- Vì thân cây khá yếu nên bạn cần dựng cọc xung quanh để bảo vệ hoa khỏi gió mạnh.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc bắp cải cảnh đổi phong cách trang trí ngày Tết
Cách trồng cây quất trong chậu đơn giản nhất
Kỹ thuật trồng hoa violet nở đúng dịp Tết chỉ vài bước đơn giản