Một cánh cổng hay bức tường rào điểm xuyết những bông hông dây thanh lịch chắc chắn sẽ làm sáng bừng cả sân vườn, mang sức sống tràn ngập ngôi nhà.
Hướng dẫn trồng hoa hồng leo
Hoa hồng leo hay hoa hồng dây, là cây leo thường được trồng để trang trí trong các sân vườn biệt thự hoặc các khuôn viên cây xanh. Cây cho rất nhiều hoa đặc biệt vào mùa hè, thường dễ trồng và chăm sóc hơn tại các tỉnh phía Bắc, nhưng nếu muốn, người chơi hoa cũng có thể trồng tại nhiều vùng miền khác trên cả nước. Hoa hồng leo có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ thẫm, hồng phớt, hồng tím, trắng, vàng ,... hoa nở rộ vào cuối tháng 4, đầu tháng 5.
Hoa hồng leo là loài hoa thích hợp để trang trí cổng hoặc sân vườn. (Ảnh minh họa)
Loại hoa hồng này vừa đẹp vừa có hương thơm nên mọi người đều yêu thích. Cây phát triển khá nhanh nếu môi trường thích hợp, độ vươn xa cũng không bằng các loại dây leo khác, nên thường trồng ở những nơi có diện tích nhỏ: cột, cổng hay một khoảng vách nào đó hoặc có thể trồng trong bồn hoa trên cao để cho cây vươn xõa dài ra.
Đặc điểm hình thái của hoa hồng leo
- Hoa hồng leo có thân gỗ, thân leo, các cành buông rủ. Cây leo bằng cách dựa vào cây khác hoặc bám vào khung dựng có sẵn như tường, rào,…
- Gốc thân cây hóa gỗ, ở trên có phân chia thành nhiều cành. Các cành đều được phủ đầy gai nhọn.
- Tán lá hoa hồng leo rậm rạp, có thể vươn cao đến 3m.
- Lá kép hình lông chim, mỗi lá lại chứa từ 5 – 9 lá kép. Phiến lá hình ovan, có răng cưa ở mép.
- Bông hoa hồng leo đơn tính, to, nở bung rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau như hồng, tím, đỏ, trắng... Mỗi bông có nhiều cánh dày, xếp lớp quanh một trụ tròn, đường kính 6 – 8 cm. Hoa hồng leo thường nở vào khoảng tháng 4 - tháng 5, tỏa hương thơm dịu nhẹ.
- Quả hình cầu dẹp, màu đỏ gạch.
Đặc điểm sinh thái của hoa hồng leo
- Hoa hồng leo là loài cây ưa nơi thoáng, mát mẻ, thích hợp sống ngoài trời nhưng không chịu được cái nắng quá gay gắt nên hoa hồng leo thường trồng nhiều ở những vùng ôn đới.
- Loài hoa này có sức sống tốt, khỏe mạnh, dễ dàng chăm sóc.
- Tốc độ sinh trưởng trung bình.
- Ở nước ta, khu vực tốt nhất để nuôi trồng tốt hoa hồng leo là ở phía Bắc hoặc vùng Cao nguyên.
Những kiến thức cần biết trước khi trồng hoa hồng leo
Hoa hồng leo rất dễ trồng và chăm sóc. Khi trồng hồng leo nên chọn những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên như vậy cây sẽ phát triển nhanh hơn và cho nhiều hoa hơn
Hoa hồng leo không ưa nhiệt độ, ẩm độ quá cao, độ vươn của cành không bằng các loại dây leo khác nên cần có giàn để cây bám vào và leo lên, hoa hồng leo thường được trồng ở những nơi như: cột, cổng, hàng rào, hay một khoảng vách nào đó nhất là đoạn vách cạnh cửa sổ hoặc có thể trồng trong bồn hoa trên cao để cho cây vươn dài ra.
Hoa hồng leo là loài hoa đẹp, được nhiều người yêu thích. (Ảnh minh họa)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng leo
Chọn hạt giống: Chất lượng hạt giống ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cây và hoa sau này
Ðất và nơi trồng: Ðất sâu, xốp có thành phần đất sét, nhiều ánh mặt trời và những chố ẩm. Ðất cát thì nên trộn thêm phân phân hữu cơ và đất sét vào.
Giống trồng: Các cây hồng dùng trồng vào tháng 10-12 chỉ nên cắt ngắn vừa phải. Những chồi quá yếu nên cắt bỏ hẳn. Những cây trồng vào mùa xuân (tháng 3 đến tháng 5) nên cắt còn lại một mắt có hướng quay ra ngoài. Cắt bỏ đi 1/3 rễ. Nếu trồng bằng hạt thì cây yếu, ko phát triển mạnh.
Trồng cây hồng leo nơi đất cao ráo, tránh úng, nếu trồng chậu, bồn cần có thể tích lớn. (Ảnh minh họa)
Cách trồng: Nếu trồng theo cắt cành thì ngâm cây hồng khoảng 2 -3 tiếng vào nước sau đó trồng liền, nếu trời quá nắng nên che lại bằng vật ẩm ướt. Lỗ trồng nên đào sâu. Chôn khúc thân nổi u giữa rễ màu nâu và đoạn mầm xanh có gai chìm xuống mặt đất khoảng 3 ngón tay. Dùng đất trộn phân hữu cơ lấp và nhấn kỹ gốc lại. Tưới sơ nước cho vững cây. Vào mùa khô nên tưới mỗi sáng. Tránh tưới lên lá và hoa – có thể tạo ra nấm có hại cho hoa.
Cách chăm sóc hoa hồng leo sau khi trồng
Tưới nước: Vào mùa khô nên tưới cho hoa vào mỗi sáng. Tránh tưới nước lên lá và hoa, có thể tạo điều kiện cho nấm có hại cho hoa phát triển.
Bón phân: Vào mùa xuân nên bón phân hữu cơ cho cây, phân phải chứa nitơ, phosphor và Kali để tạo bông. Vào khoảng tháng 7 không nên bón phân có nitơ. Tháng 9 nên bón phân có nhiều kali để tạo thân gỗ.
Cắt tỉa: Đối với hồng leo chỉ cần tỉa một số cành nhỏ cho bớt cớm. Hoa tàn nên cắt bỏ 1 đoạn tầm 2 -3 đốt lá. Những mầm ở những đốt này sẽ làm yếu cây và tạo những bông hoa nhỏ. Ðối với hoa hồng leo nên tỉa bớt những mầm phụ để bông khỏi èo uột.
Bạn có thể trồng hoa hồng dây ngoài ban công.
Thời điểm thích hợp trồng hoa hồng leo
Hoa hồng leo tốt nhất nên trồng vào đầu mùa xuân, hè hoặc thu để cây hình thành bộ rễ khỏe mạnh trước khi mùa đông đến. Đặc biệt, hoa hồng leo trồng vào mùa xuân là tốt nhất giúp cây có sức đề kháng và sinh trưởng mạnh mẽ hơn nhiều so với 2 mùa còn lại.
Hoa hồng ưa ánh nắng mặt trời, vì vậy vị trí trồng cây phải được chiếu sáng ít nhất 6 tiếng một ngày. Nên trồng hướng Đông để cây đón được ánh sáng mặt trời buổi sáng . Nơi trồng cây cũng phải rộng rãi. Hồng leo có xu hướng chiếm nhiều không gian khi lớn lên, bạn không nên trồng hoa gần các loài cây khác trong vườn.