Kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội

Những bông hồng tỉ muội tuy nhỏ nhắn nhưng không kém phần rực rỡ so với các giồng hoa hồng khác, rất thích hợp để trang trí nhà cửa mà kỹ thuật trồng lại không khó.

Hoa hồng tỉ muội được coi là biểu tư­ợng của tình yêu và hạnh phúc, lòng chung thuỷ và sự khát khao v­ươn tới cái đẹp. Với nhiều ư­u điểm: màu sắc đa dạng, cành hoa dài, lá xanh, mùi thơm nhẹ, có hoa quanh năm, hoa hồng có thể dùng làm hoa cắm bình, cắm lọ, trồng chậu, trồng bồn bonsai, trồng trang trí tr­ước và xung quanh nhà.

Hồng tỉ muội (hồng tiểu muội) hay hồng nhài, thuộc họ hồng, thường mọc thành bụi, hoa nhỏ nhiều màu sắc, hoa bền và đẹp trong điều kiện sống tự nhiên. Cây hoa hồng tỉ muội có thể dùng trồng thành thảm hoa trang trí cảnh quan, sân vườn hoặc trồng thành các chậu hoa nhỏ xinh xắn để trang trí ban công, hành lang nơi có ánh nắng tự nhiên.

Bên cạnh đó, hoa hồng là giống cây lâu năm, trồng được quanh năm và cho hoa thường xuyên nếu người trồng nắm vững kỹ thuật trồng hoa và chăm sóc đúng yêu cầu sinh trưởng của cây.

Phân loại hoa hồng tỉ muội

Hoa Hồng có hơn 350 loài đ­ược phân bố ở khắp các bán cầu. Hiện nay ở Việt Nam đang trồng khoảng 50 chủng loại giống Hồng chính theo màu sắc có thể phân chúng thành các nhóm giống sau:

  • 1- Nhóm giống đỏ: Đỏ thẫm, đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ cờ
  • 2 - Nhóm giống Phấn Hồng: màu hoa đào, màu đỏ thẫm, màu đỏ quỳ
  • 3 - Nhóm giống vàng: vàng nhạt, vàng đậu, vàng da cam
  • 4 - Nhóm giống hồng sen: cánh sen, hồng nhạt
  • 5 - Nhóm giống trắng:trắng trong, trắng sữa, trắng ngà
  • 6 - Nhóm hệ nhiều màu pha trộn: là màu sắc cánh hoa không đều, màu hỗn hợp và rất nhiều màu trung gian.

Chọn đất và làm đất

Đất thích hợp để trồng hoa hồng là đất thịt, hoặc đất thịt nhẹ, nên chọn những nơi đất cao không bị ngập úng, đất bằng phẳng, tơi xốp thông thoáng, có độ pH = 6,0 – 6,5, có đầy đủ ánh sáng. Nếu trồng hồng ở chậu thì lưu ý chọn chậu đất nung hoặc chậu gốm nhằm mục đích không bị tăng nhiệt đất trồng trong mùa hè.


Kỹ thuật trồng hoa hồng tỷ muội tuy không khó nhưng yêu cầu độ tỉ mỉ trong chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm

Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng và ra hoa của hoa hồng tỉ muội do đó người trồng cây nên chú ý đến yếu tố này trong kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội. Ánh sáng không những có tác động trực tiếp đến cây mà còn làm thay đổi một loạt các nhân tố ngoại cảnh khác như nhiệt độ, thoát hơi nước. Người trồng hoa nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, do nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa.

Nhiệt độ thích hợp cũng là một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội. Nhiệt độ tối thích cho hoa hồng tuỳ theo giống, nhìn chung là từ 23 - 250 độ C. Nhiệt độ đêm quan trọng hơn nhiệt độ ngày, đa số các giống thích hợp với nhiệt độ đêm là 160 độ C. Thấp hơn nhiệt độ này, cây sinh trưởng chậm, sản lượng thấp nhưng chất lượng hoa cao và ngược lại.

Độ ẩm phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước. Độ ẩm thích hợp cho cây hoa hồng từ 70 – 80%.


Nắm vững kỹ thuật trồng hoa sẽ giúp người trồng có được những chậu hoa tỉ muội tuyệt đẹp để trang trí nhà cửa. (Ảnh minh họa)

Kỹ thuật trồng hoa

Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước. Tùy vào kích thước bồn hay chậu mà chọn khoảng cách trồng phù hợp đảm bảo lá cây nhận đầy đủ ánh sáng, tránh trồng quá gần nhau cây sẽ mọc vống cao do phải cạnh tranh ánh sáng.

Nếu trong trường hợp người trồng muốn giâm cành thay vì trồng cây có rễ sẵn thì có thể chọn cành bánh tẻ (cành không quá già không quá non), rồi dùng dao sắc cắt thành từng đoạn khoang 8-10cm và ngâm ngay vào chậu nước sạch. Sau đó dùng dao sắc cắt đoạn gốc lại một lần nữa, lần này nên cắt hơi vát một chút. Cắm cành cắt vào nền giâm (cát sạch) và dùng bình xịt tưới phun sương khoảng 4 tiếng 1 lần, sau khoảng chục ngày cành sẽ bắt đầu ra rễ. Lúc này nhẹ nhàng rút cành có rễ ra và trồng vào đất như bước trên.

Cách tưới

Đây là công đoạn không thể thiếu trong kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội. Tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trể để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Nếu cây trồng chậu nên tưới ngày 2 lần.


Người trồng hoa không những phải tuân thủ đúng kỹ thuật trồng hoa mà cũng cần chăm sóc hoa đúng cách. (Ảnh minh họa)

Bón phân

Hồng tỉ muội cũng giống như hoa hồng đồi hỏi chế độ dinh dưỡng phải được chăm bón đầy đủ, nhất là vào mùa xuân và thu cần bổ xung thêm phân bón có thể dùng phân chuồng hoặc phân NPK đầu trâu riêng cho hoa hồng. Mùa hè cây cần dinh dưỡng nhiều nhưng bón phân vào thời kỳ nóng nực lượng phân cho vào với số lượng thấp, nhiều lần vào buổi chiều tối.

Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá như: Atonik. B1, ba lá xanh 16.16.8, HPV 30.10.10, rong biển …để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Chú ý không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.

Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt như : Dynamic, phân dơi, phân NPK hay DAP… bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng. Định kỳ bón hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ. Nếu ngâm phân với nước để tưới thì sử dụng 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc…


Hoa hồng tỉ muội tuy nhỏ nhưng sẽ vô cùng rực rỡ nếu người trồng nắm vững kỹ thuật trồng hoa. (Ảnh minh họa)

Cách cắt tỉa

Sau khi đã thực hiện đúng kỹ thuật trồng hoa hồng tỉ muội người trồng cũng nên thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư và hoa đã nở, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng tỉ muội có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới. Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngược lại cây hoa Hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.

Nếu người trồng muốn cắt hoa để cắm thì nên cắt hoa hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước).

Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa hồng vào nước sạch, dấu cắt phải chéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một nhát nữa. Dùng dao sắc để cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập thân cây. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ đầu cành lên sao cho để lại khoảng 3 lá để nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Người trồng cũng nên tỉa bớt 1 nhánh xấu và để lại 2 nhánh khỏe, bên cạnh đó cũng cần tỉa luôn những nhánh bị hỏng hoặc xấu.

Cập nhật: 03/03/2020 Theo Vietq/hoadepviet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video