Kỳ tích phẫu thuật tưởng như 'không tưởng'

Từ những ca ghép mặt đầu tiên trên thế giới đến những ca phẫu thuật não cực kỳ phức tạp, đó là những kỳ tích mà y học hiện đại đã được trong thời gian gần đây. Chúng ta cùng điểm lại một số ca phẫu thuật “không tưởng” này.

Ghép nối bằng những đinh ghim


Các bác sĩ đã dùng 6 thanh kim loại để làm giá đỡ cho cột sống của cô gái trẻ Katrina.

Một cô gái trẻ, sau khi được thông báo rằng cô sẽ mất vĩnh viễn khả năng đi lại, đã phục hồi một cách ngoạn mục sau ca phẫu thuật ghép đùi và lưng bằng những đĩa titan. Katrina Burgess bị rách lưng, thủng 2 lá phổi, gãy xương sườn và xương đùi trong một vụ tai nạn. Trong một ca phẫu thuật đánh cuộc với may rủi, các bác sĩ đã mở lưng của Katrina ra và đặt vào đó 6 thanh kim loại để làm giá đỡ cho cột sống, sau đó họ lồng vào một chiếc đinh vít to ở ngay phía trên cột sống để bảo vệ cổ.

Phẫu thuật não bằng khoan điện


Nicholas Rossi người đã được phẫu thuật não bằng khoan dân dụng.

Một bác sĩ đã dùng một chiếc khoan điện để thực hiện ca phẫu thuật sống còn cứu mạng một bé trai 12 tuổi. Não của cậu bé Nicholas Rossi bắt đầu xuất hiện các cục máu đông sau khi cậu bị ngã xe đạp. Bác sĩ tại một bệnh viện ở Úc lúc đó đã không có các máy khoan chuyên dụng cần thiết cho ca phẫu thuật, trong tình thế cấp bách, bác sĩ Rob Carson bất đắc dĩ đã dùng thiết bị gia dụng này khoan vào hộp sọ Nicholas để phóng thích máu khỏi hộp sọ. Sau đó nạn nhân được đưa bằng máy bay cấp cứu đến một bệnh viện lớn hơn và hiện tại đã hoàn toàn hồi phục.

Tái tạo một khuôn mặt mới


Conni Culp sau khi có khuôn mặt mới.

Conni Culp, 46 tuổi, đã sống sót sau khi bị chồng bắn vào đầu. Sau tai nạn, bà hoàn toàn mất khả năng ngửi, ăn, và thậm chí còn không thể thở một cách tự nhiên. Cơ hội duy nhất của bà lúc ấy là đồng ý cho một ca phẫu thuật có tính chất tiên phong lúc ấy – phẫu thuật phục hồi khuôn mặt. Trải qua hàng loạt các cuộc phẫu thuật lớn nhỏ trong suốt 5 năm, việc cấy ghép khuôn mặt của bà trải qua tổng cộng 22 giờ phẫu thuật với 80% khuôn mặt được thay thế bằng khuôn mặt của một người hiến tặng.

Một ca ghép mặt khác


Khuôn mặt của Isabelle Dinoire trước và sau khi phẫu thuật.

Ca phẫu thuật ghép mặt đầu tiên diễn ra ở Pháp vào năm 2005. Trong ca này, phần dưới của khuôn mặt cô Isabelle Dinoire – một nạn nhân bị chó cắn mất toàn bộ phần mũi, môi và cằm - đã được tái tạo gần như hoàn chỉnh nhờ vào phần da, cơ và mạch máu được hiến tặng. Chính ca phẫu thuật kéo dài 5 tiếng này đã mở đường cho kỹ thuật cấy ghép mặt được sử dụng sau này cho Connie Culp.

Ghép tay


Bàn tay mới của Jeff Kepner.

Một người Mỹ tên Jeff Kepner, 57 tuổi, đã trở thành người đầu tiên được cấy ghép cả 2 bàn tay sau khi ông này bị mất cả tứ chi do bị nhiễm một loại vi khuẩn. Trong ca phẫu thuật kéo dài 15 giờ đồng hồ này, các bác sĩ phẫu thuật đã ghép cho ông 2 bàn tay và tủy xương được hiến tặng.

Phẫu thuật bỏ đi một nữa bộ não


Hình ảnh mô tả ca phẫu thuật cắt bỏ phần não phải của bệnh nhân 6 tuổi.

Năm ngoái, một bé gái 6 tuổi ở Texas đã trải qua một ca phẫu thuật khó tin - cắt đi hoàn toàn phần não phải. Ca phẫu thuật này nhằm giúp bé không phải chịu đựng những cơn động kinh dữ dội nữa. Mặc cho bị mất một phần đáng kể của bộ não, các bác sĩ nói rằng trí nhớ và tính cách của bé sẽ không bị ảnh hưởng.

Người có 3 tai


Chiếc tai trên tay của Stelarc.

Hầu hết mọi người chỉ phẫu thuật trong trường hợp cần thiết, thế nhưng với nghệ sĩ trình diễn Stelarc thì y khoa hiện đại lại giống như một cây cọ để ông thực hiện các buổi trình diễn nghệ thuật của mình. Vào năm 2007 ông đã nhờ một bác sĩ phẫu thuật cấy vào cánh tay trái của mình một vành tai từ những tế bào và sụn thật của người.

Phẫu thuật từ bên trong dạ con


Ca phẫu thuật cho thai nhi ngay trong tử cung của người mẹ.

Y khoa hiện đại đã đạt những bước tiến hết sức kinh ngạc. Ngày nay, nếu bị dị tật bẩm sinh, một em bé sẽ không cần đợi tới lúc được sinh ra để được phẫu thuật điều trị. Một em bé ở Úc đã được phẫu thuật ngay trong tử cung người mẹ để ngăn không để màng ối chèn mất các mạch đưa máu xuống 2 chân bé khi bé mới dài có hơn 17 cm.

Tái sinh


Hình ảnh siêu âm của đứa trẻ được "tái sinh".

Gia đình McCartney ở Texas đã lo ngại và chờ đợi tin xấu nhất xảy đến cho đứa con của họ khi được bác sĩ thông báo rằng đứa bé mang một khối u nguy hiểm chết người. Tuy nhiên, với các nổ lực phi thường nhằm cứu sinh mạng của bé, các bác sĩ đã đưa đứa bé ra khỏi tử cung người mẹ để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u; bào thai sau đó được đặt trở lại tử cung để phát triển tiếp như bình thường.

Vẫn sống khi không còn các cơ quan thiết yếu


Heather mcNamara sau khi được phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Đầu năm 2009, bé gái 7 tuổi Heather mcNamara đã vượt qua được một ca đại phẫu thuật kéo dài đến 23 giờ đồng hồ và bị cắt 6 cơ quan nội tạng thiết yếu trong nổ lực giải quyết một khối u đe dọa tới mạng sống của em. Các bác sĩ đã cắt lá lách, gan, tuyến tuỵ, dạ dày, ruột non và ruột già ra khỏi cơ thể bệnh nhân và bảo quản lạnh để có thể ghép chúng trở lại sau khi khối u được loại bỏ. Sau đó, do dạ dày bị tổn thương quá nặng không thể cấy trở lại, các bác sĩ đã tạo một dạ dày nhân tạo từ các mô lấy từ ruột của em.
Theo Vietnamnet, Virginmedia
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video