Lạm dụng kháng sinh làm vi trùng kháng thuốc

Trong nhiều năm qua, mặc dù các nhà khoa học đã tin rằng việc sử dụng kháng sinh quá mức sẽ làm cho cho vi trùng trở nên kháng lại kháng sinh, nhưng một cuộc nghiên cứu mới đây đã cung cấp thêm nhiều bằng chứng cần thiết khác nữa.

Bác sĩ Herman Goossens, tác giả dẫn đầu cuộc nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí The Lancet số ra ngày 10 tháng 2 cho biết: “Đã có nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa việc dùng kháng sinh và tình trạng kháng thuốc, nhưng tất cả những cuộc nghiên cứu đó dều dựa trên những chứng cứ gián tiếp. Cho đến nay vẫn chưa có cuộc nghiên cứu nào dựa trên sự lựa chọn ngẫu nhiên, kiểm soát placebo, hoặc mù đôi. Nghiên cứu của chúng tôi là cuộc nghiên cứu đầu tiên cho thấy một cách trực tiếp là việc sử dụng kháng sinh có dẫn đến tình trạng kháng thuốc.”

Cuộc nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện của trường Đại học Antwerp ở Bỉ. Bác sĩ Goossens hiện là giáo sư vi sinh học của trường đại học này.

(Ảnh: Healthday)
Ông Goossens cho biết: Cuộc nghiên cứu này cho thấy: “thuốc kháng sinh có tác dụng mạnh trên vi trùng và tác dụng này có thể kéo dài ít nhất sáu tháng, và các thuốc kháng sinh khác nhau trong cùng một họ có thể có những tác dụng khác nhau đáng kể trên các loại vi trùng này".

Trong cuộc nghiên cứu, những người tình nguyện khỏe mạnh được cho uống azithromycin hoặc clarithromycin, hai loại kháng sinh thuộc nhóm macrolide, còn nhóm thứ ba được cho uống giả dược (placebo).

Định kỳ, các nhà nghiên cứu tiến hành xét nghiệm các mẫu có chứa họ vi khuẩn Streptococcus được lấy từ các cá nhân trong mỗi nhóm để xem vi khuẩn có kháng lại các thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolide hay không.

Theo đúng như dự đoán, ở hai nhóm được cho dùng kháng sinh, mức độ kháng thuốc tăng khoảng 50% sau 8 ngày ở nhóm dùng clarithromycin, và tăng trên 53% sau 4 ngày ở nhóm dùng azithromycin. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh không tăng ở nhóm dùng giả dược.

Trong khi azithromycin làm tình trạng kháng thuốc ở vi khuẩn tăng nhỉnh hơn trong một thời gian ngắn thì clarithromycin lại có vẻ là tạo điều kiện cho sự tồn tại của các vi khuẩn mang gien erm(B), vốn dường như làm cho tình trạng kháng thuốc tăng cao đối với các kháng sinh thuộc nhóm macrolide.

Cả hai loại kháng sinh đều có ảnh hưởng đến tỉ lệ các vi khuẩn vô hại có tự nhiên ở miệng và sự ảnh hưởng này vẫn còn đó sau 180 ngày.

Bác sĩ Goosens lưu ý: “Các cuộc nghiên cứu khác cho thấy là các gien kháng thuốc có thể lây truyền giữa các vi khuẩn với nhau. Chúng có thể lây truyền sang các tác nhân gây bệnh và gây ra các vấn đề như nhiễm trùng tai và đau họng, từ đó làm cho các bệnh này trở nên rất khó điều trị.”

Theo các nhà nghiên cứu thì thông điệp còn lại của cuộc nghiên cứu là thông điệp mà các chuyên gia đã khuyên từ bấy lâu nay là: “Người thầy thuốc cần phải cân nhắc các tác dụng đáng chú ý của thuốc kháng sinh khi kê toa cho bệnh nhân.”

Họ cho biết thêm: Tuy nhiên sự khác nhau trong các mẫu kháng thuốc giữa hai loại kháng sinh vốn có liên quan chặt chẽ với nhau cũng giúp mời gọi cần phải có thêm các cuộc nghiên khác nữa.

Bác sĩ Stephanie Dance, một nhà vi sinh học thuộc bệnh viện Southern General Hospital ở Glasgow, Scotland cho biết: Kết quả nghiên cứu này giúp lấp đầy một lổ hổng kiến thức quan trọng. Bà đã có bài viết thêm về cuộc nghiên cứu này trên tạp chí the Lancet.

Bà nói: “Dù sao đi nữa thì các nhà vi sinh học cũng đã biết vấn đề này, nhưng biết được những bằng chứng trực tiếp thì thật tuyệt. Đó là những gì mà chúng ta cần.”

Bác sĩ Dancer cho biết thêm: “Tôi cũng như các đồng nghiệp của tôi đều thật sự cảm thấy rằng nguồn kháng sinh (còn hiệu lực) chúng ta đang cạn kiệt. Cuộc nghiên cứu này thật tuyệt vời vì nó đưa ra những bằng chứng cụ thể để cũng cố những gì chúng ta còn nghi ngờ.”

Hồng Lĩnh

Theo Health Day, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video