Lần đầu ghi hình cá mập trắng chào đời trong tự nhiên

Con cá mập trắng non dài 1,5m được drone ghi hình ngoài khơi California với chất lạ màu trắng sữa bao phủ toàn thân.


(Video: Carlos Gauna)

Nhà quay phim Carlos Gauna và nhà sinh vật học kiêm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học California, Riverside Phillip Sternes theo dõi những con cá mập bằng drone vào ngày 9/7/2023 ở ngoài khơi Santa Barbara. Sau khi quay một vài con cá mập trắng lớn hơn, họ bất ngờ trông thấy một con cá mập hình dáng khác thường chui ra khỏi lớn bùn. Con vật chỉ dài 1,5 m với những chiếc vây tròn và bụ bẫm, khiến bộ đôi lập tức nhận ra họ đang quan sát một con cá mập cực nhỏ. So với nó, cá mập trắng trưởng thành có thể dài 6,4m. Khi drone phóng to hình ảnh, nó ghi lại lớp màng màu trắng sữa rơi ra từ đuôi cá mập trong lúc bơi.

Dù không ai có thể biết chắc chất lỏng màu trắng là gì, Sternes suy đoán đó có thể là một dạng "sữa" dùng để nuôi dưỡng cá mập trong tử cung. Một khả năng khác là con cá mập có bệnh về da chưa từng được mô tả trước đây.


Cá mập trắng mới chào đời bơi ngoài khơi California.

"Cả hai trường hợp đều có ý nghĩa quan trọng", Sternes, tác giả nghiên cứu công bố hôm 29/1 trên tạp chí Environmental Biology of Fishes, cho biết. "Điều này cực kỳ hiếm gặp. Vị trí cá mập trắng sinh con vẫn cực kỳ bí ẩn đối với cộng đồng khoa học. Chúng tôi nghĩ hiện giờ đã có manh mối. Nếu đó là vị trí sinh sản, cần phải cân nhắc khía cạnh bảo tồn".

Tuy nhiên, Skomal nhấn mạnh không nên đưa ra bất kỳ kết luận quan trọng nào dựa trên thước phim. Hình ảnh dường như chỉ ra con cá mập mới chào đời. Khu vực ngoài khơi California cũng được cho là vườn ươm cá mập bởi những con cá mập một năm tuổi từng được ghi hình tại đây. Màu sắc, hình dáng, kích thước và chất dịch màu trắng sữa đều cho thấy con cá mập cực kỳ nhỏ.

Cá mập trắng lớn nằm trong danh mục từ dễ tổn thương tới tuyệt chủng, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Số lượng cá mập trắng trên thế giới đang sụt giảm. Tìm hiểu nhiều hơn về nơi chúng khởi đầu cuộc sống sẽ là thông tin thiết yếu giúp các nhà khoa học tìm cách bảo vệ tương lai của loài vật.

Cập nhật: 31/01/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video