Lần đầu tiên phát hiện loài gấu "báu vật quốc gia" của Mông Cổ tại Trung Quốc

Gấu Gobi, loài gấu duy nhất sống trong sa mạc vừa được các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.


Hình ảnh được chụp bởi camera hồng ngoại vào ngày 18/3/2021 cho thấy một con gấu Gobi ở thị trấn Xiamaya, huyện Yiwu, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, tây bắc Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Theo công bố mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Lâm nghiệp Trung Quốc đã phát hiện ra loài gấu Gobi ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây cũng là lần đầu tiên, loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng này được tìm thấy ở Trung Quốc.

Gấu Gobi có tên khoa học Ursus arctos gobiensis, là một phân loài của gấu nâu (Ursus arctos). Đây cũng là loài gấu duy nhất trên thế giới sinh sống ở sa mạc. Chúng thường sống đơn độc và rất hiền lành. Người Mông Cổ coi gấu Gobi là báu vật quốc gia.

Hình ảnh mới nhất về gấu Gobi được các nhà khoa học Trung Quốc chụp được trong chuyến thám hiểm nghiên cứu tại thị trấn Xiamaya, huyện Yiwu. Thị trấn này giáp với Khu vực A - Khu bảo tồn nghiêm ngặt nhất của Mông Cổ, cũng là môi trường sống của loài gấu quý hiếm này.

Theo dữ liệu được công bố, hiện nay trên toàn cầu, chỉ còn hơn 50 cá thể gấu Gobi được ghi nhận. Năm 2018, Trung Quốc và Mông Cổ đã ký một thỏa thuận về việc thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm cứu loài gấu Gobi và cải thiện phạm vi sinh sống của chúng.

Cập nhật: 08/09/2024 Nhân Dân
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video