Lặn sâu 2.000m xuống đáy biển, phát hiện sinh vật hình dạng kỳ quái '3 trong 1': Giới khoa học 'bị đánh lừa' hơn 100 năm!

Khi đang thăm dò đáy đại dương từ thiết bị tàu ngầm điều khiển từ xa, các nhà khoa học đã ghi lại thước phim hiếm hoi về một trong những sinh vật bí ẩn và khó nắm bắt nhất của biển sâu - Cá voi.

Con cá voi cái, màu cam rực rỡ (thuộc bộ cá Cetomimiformes, loài này khác với cá voi lớn thuộc bộ Cetacea) được phát hiện đang bơi, nửa lướt qua ánh sáng chói của tàu ngầm ở độ sâu khoảng 2.013 mét ngoài khơi Vịnh Monterey, bang California, Mỹ.


Một con cá voi Cetomimiformes được phát hiện ở độ sâu 2.013 mét ngoài khơi Vịnh Monterey, California. Ảnh: Chụp năm 2021 / MBARI

Việc nhìn thấy cá voi là một trong 18 trường hợp duy nhất được thực hiện bởi các nhà sinh vật biển từ Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey trong suốt 34 năm thám hiểm biển sâu.

"Cá voi hiếm khi được nhìn thấy còn sống dưới đáy sâu, vì vậy còn rất nhiều bí ẩn liên quan đến loài cá khổng lồ này chưa được giải mã. Với mỗi lần cho thiết bị thăm dò đáy đại dương, chúng tôi lại khám phá ra những điều hoàn toàn mới", Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey cho biết.

Cú lột xác ngoạn mục của ca voi CETOMIMIFORMES

Năm 1895, cá voi lần đầu tiên được phát hiện tồn tại trong đại dương bởi hai nhà khoa học của Viện Smithsonian (Mỹ). Hơn 1 thế kỷ sau ngày phát hiện ra chúng, có rất ít thông tin về cá voi mà các nhà khoa hoặc nắm được. Thậm chí, họ còn nhầm lẫn hơn 1 thế kỷ sau đó. Ba hình dạng rất khác nhau mà loài động vật có thể có trong vòng đời của chúng đã bị nhầm lẫn là 3 loài hoàn toàn khác nhau! Trong khi, thực tế là chúng cùng 1 loài!

Những quá trình biến đổi cơ thể kỳ lạ mà loài cá Cetomimiformes thực hiện là chưa từng có ở động vật có xương sống, trong nhiều thập kỷ không ai biết rằng các loại cơ thể khác nhau thuộc cùng một họ động vật.

(1) Hình dạng đầu tiên, đó là Vòi đuôi rồng: Chúng là con non của cá voi (dạng ấu trùng không có vảy với đuôi dài). Chúng sống và kiếm ăn gần bề mặt đại dương. Khi đến lúc những con cá con này trưởng thành, hai hình dạng cơ thể khác nhau rất lớn đang chờ đợi chúng.

Mỗi dạng có lối sống và chế độ ăn khác nhau, đến nỗi ấu trùng phải trải qua những biến đổi mạnh mẽ khi chúng trưởng thành, sửa đổi hoàn toàn hộp sọ và các cơ quan để chuẩn bị cho cuộc sống mới.

(2) Nếu chúng là đực, Vòi đuôi rồng sẽ trở thành cá mũi to (Bignoses Fish):

Con đực trải qua những thay đổi lớn nhất. Xương hàm của chúng biến mất, miệng co lại, ruột co lại, ống dẫn thức ăn và dạ dày biến mất hoàn toàn. Sau khi quá trình chuyển đổi hoàn tất, chúng sẽ không bao giờ ăn nữa. Khoang ngực của chúng chứa đầy các cơ quan sinh dục và một lá gan khổng lồ nuôi dưỡng chúng - chúng không hơn gì những nhà máy sản xuất tinh trùng đang bơi.


Quá trình biến đổi cơ thể kỳ lạ của loài cá voi Cetomimiformes (3 dạng) là chưa từng có ở động vật có xương sống. Ảnh: National Geographic

Trước khi biến từ vòi đuôi rồng sang cá mũi to, các con voi đuôi rồng đực được mô tả như một kẻ điên cuồng khi kiếm ăn: Các sinh vật này sẽ tự nhồi nhét vào cơ thể chúng những loài giáp xác nhỏ gọi là động vật chân đầu để giúp chúng cung cấp năng lượng cho phần còn lại của cuộc đời.

(3) Con cái sẽ biến thành cá voi Cetomimiformes: Chúng trải qua một quá trình biến đổi cơ thể không kém phần kịch tính. Cơ thể chúng nở ra trông giống như một con cá voi tấm sừng hàm (Mysticeti) thu nhỏ, phát triển đến kích thước lớn hơn nhiều so với đồng loại đực. Bởi khác với con đực, chúng tiếp tục ăn trong suốt cuộc đời trưởng thành và kết quả là chúng trở thành con lớn nhất trong ba dạng.

Cơ thể con cái phát triển các đường bên phát hiện áp suất nước dọc theo hai bên sườn của chúng để dẫn chúng đi qua các vực sâu tối đen như mực của đại dương. Ở một số loài, cơ thể con cái chuyển sang màu cam rực rỡ. Nhưng vì màu đỏ và cam của ánh sáng không thể xuyên qua độ sâu mà chúng sinh sống, nên màu sắc này khiến cá hầu như không thể nhìn thấy được.


Khi cá voi cái trưởng thành, chúng phát triển các đường bên phát hiện áp suất nước dọc theo hai bên sườn của chúng để hướng dẫn chúng đi qua các độ sâu tối đen như mực của đại dương. Ảnh chụp năm 2021 của MBARI.

Cả cá đực (cá mũi to) và cá cái (cá voi) có xu hướng được phát hiện ở độ sâu từ 1.500 đến 2.000 mét dưới bề mặt đại dương, mặc dù một số báo cáo đã tuyên bố rằng chúng có thể sống sâu hơn nữa đến độ sâu hơn 3.500 mét.

Những hành động biến đổi cơ thể kỳ lạ mà loài cá Cetomimiformes thực hiện là chưa từng có ở động vật có xương sống, trong nhiều thập kỷ không ai biết rằng các loại cơ thể khác nhau thuộc cùng một họ động vật.

Sự biến hóa của loài cá voi Cetomimiformes này hoàn toàn vô song trong số các loài động vật có xương sống, và nó đã đánh lừa các nhà sinh vật học trong nhiều thập kỷ.

Chỉ vào năm 2009, một nghiên cứu về gen ty thể (cùng với các phân tích cẩn thận về các mẫu động vật được thu thập giữa quá trình biến đổi) đã cho phép các nhà nghiên cứu ban đầu biết rằng rằng vòi đuôi rồng, mũi to và cá voi Cetomimiformestrong nghiên cứu của họ thuộc về cùng 1 loài. Và phát hiện (có hình ảnh) của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey đã chứng minh cho điều đó.

Tuy nhiên, khám phá này chỉ được thực hiện ở một loài; cộng thêm tính khó nắm bắt của loài động vật sống dưới đáy đại dương sâu khiến cây họ của nhiều loài cá voi có thể không bao giờ được hoàn thiện.

Người ta cũng biết rất ít về thói quen của loài cá này, nhưng các nhà khoa học cho rằng cá voi di cư lên độ sâu khoảng 600 mét dưới mặt biển để kiếm ăn vào ban đêm. Khi Mặt trời mọc, chúng lại xuống sâu bên dưới để lưu trú.

Cập nhật: 15/08/2021
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video