Từ nhiều thập kỷ nay các nhà sinh học vẫn cho rằng đàn ông hay lạng chạ còn phụ nữ kỹ tính hơn khi chọn bạn tình. Nhưng một nghiên cứu mới lại chỉ ra rằng sự thực không đơn giản như thế.
Nghiên cứu được công bố trên số ra tháng này trên tạp chí Trends in Ecology and Evolution đã tiến hành đánh giá dữ liệu thu được từ 18 vùng dân cư – từ người dân đảo Pitcairn đến Dogon tại Mali – và nhận thấy nhìn chung đàn ông có nhiều con hơn phụ nữ. Điều này thì đúng với những gì chúng ta mong đợi từ quan điểm tồn tại lâu đời rằng đàn ông lăng nhăng hơn.
Tuy nhiên giáo sư Gillian R. Brown thuộc trường Tâm lý tại Đại học St Andrews kiêm nhà nghiên cứu chính lại cho rằng những khác biệt lớn về kiểu sinh sản thành công ở nam giới và nữ giới cũng được phát hiện.
Ví dụ ở các xã hội tại Botswana, Paraguay và Tanzania phụ nữ chứ không phải đàn ông thụ thai với nhiều bạn tình.
Nghiên cứu của Brown đưa ra lời thách thức đối với nghiên cứu của Angus J. Bateman. Angus Bateman tiến hành nghiên cứu vào năm 1948 về thói quen giao phối ở ruồi giấm. Bateman phát hiện thấy ruồi giấm đực có nhiều bạn tình hơn và có số lượng con nhiều hơn so với ruồi giấm cái.
Theo Bateman, do quá trình hình thành trứng khó hơn so với tinh trùng nên con cháu của ruồi giấm cái bị hạn chế bởi chính khả năng hình thành trứng; trong khi đó sự thành công trong sinh sản của ruồi giấm đực lại chỉ bị hạn chế bởi số lượng con cái mà nó thụ tinh.
Trong những năm sau đó, những phát hiện ở ruồi giấm cũng được áp dụng đối với các loài khác, trong đó có con người. Nhưng nghiên cứu của Brown lại cho thấy ở một số nhóm dân cư nghiên cứu của Bateman về con cháu không đúng.
Brown viết: “Bằng chứng về sự khác biệt giới tính trong khả năng sinh sản thành công không cho phép chúng ta khái quát hóa về vai trò của hai giới, bởi có nhiều biến số tác động đến cả hai”.
Phụ nữ đa tình chẳng kém đàn ông. (Ảnh: tin247) |
Kích cỡ của quần thể là một biến số như thế: cả nữ giới và nam giới đều sẽ rất kỹ tính khi chọn bạn tình nếu có nhiều lựa chọn, ví dụ như ở một thành phố lớn chẳng hạn. Ngược lại cả hai giới đều sẽ không kén cá chọn canh nếu sinh sống ở vùng dân cư thấp. Trong điều kiện như thế cả nam giới và nữ giới đều bằng lòng với đối tượng mà họ có được.
Brown nói: “Chúng tôi cho rằng hành vi của con người càng đa dạng và linh hoạt thì lời giải thích của Bateman về vai trò của hai giới sẽ kém thuyết phục hơn. Nam giới và nữ giới nên được mô tả đúng như quan điểm của các nhà tâm lý học tiến hóa. Quan điểm cho rằng chúng ta có thể dự đoán mọi điều về vai trò giới tính của con người dựa trên những cái giá phải trả khác nhau về việc sản sinh tinh trùng hay trứng là giản dị thái quá”.
Nghiên cứu của Brown cũng hướng đến vấn đề về sinh sản ở những quan hệ một vợ một chồng. Trong khi 16% các xã hội nghiên cứu có hệ thống hôn nhân một vợ một chồng họ đã tạo nên tỷ lệ mối quan hệ lớn trong xã hội phát triển. Ở những xã hội như thế, sự khác biệt trong khả năng sinh sản thành công ở cả nam và nữ không đáng kể. Bên cạnh đó, một nửa số cuộc hôn nhân thuộc xã hội đa thê trên thế giới – chiếm 83% xã hội – chỉ có 5% đàn ông lấy hơn 1 vợ.
Brown rất thận trọng khi chỉ ra rằng nghiên cứu không bao gồm dữ liệu về con số bạn tình thực sự. Lý do là các nghiên cứu đưa ra những con số thống kê này không xác thực, những con số này chỉ nhằm giải thích cho những khó khăn toán học rằng đàn ông có nhiều bạn tình hơn phụ nữ. Một nghiên cứu tương tự như thế do Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia tiến hành khẳng định rằng đàn ông có trung bình 7 bạn tình trong cuộc đời, trong khi phụ nữ chỉ có 4.
Brown cho biết: “Con số này không thể đúng về mặt lôgic nếu chúng ta coi đó là các mối quan hệ giữa hai giới khác nhau, tất cả các cá thể đều phải được phỏng vấn. Chúng tôi chỉ đặc biệt hứng thú với việc tìm hiểu liệu sự khác biệt trong khả năng giao phối thành công có tồn tại ở nam giới và nữ giới, nhưng các nghiên cứu nói trên không phải là bằng chứng đáng tin cậy”.
Thực vậy, các nghiên cứu trong quá khứ cho thấy rằng con người không chỉ dựa vào những khảo sát như thế mà cũng thú nhận những kết luận vô căn cứ của họ về sau.
Các bằng chứng thống kê có thể dễ dàng thu thập được từ ruồi giấm, nhưng ứng dụng của những con số này đối với con người có hoạt động phức tạp hơn lại không dễ dàng mang lại kết quả.