Lấy cảm hứng từ gấu Bắc Cực để tạo ra chiếc lều trú ẩn độc nhất vô nhị

Các sinh viện tại Học viện hoàng gia Đan Mạch đã lấy cảm hứng từ gấu Bắc Cực để thiết kế chiếc lều trú ẩn giúp người gặp nạn chống chọi với điều kiện khắc nghiệt băng tuyết.

Thám hiểm Bắc Cực chắc chắn không phải chuyến đi dành cho tất cả mọi người. Thông thường chỉ những nhà thám hiểm có kinh nghiệm và nhiều lòng dũng cảm mới đặt chân bắt đầu cuộc hành trình.

Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở Bắc Cực nên không một ai có thể nói trước bất kỳ điều gì và chuyện bị mắc kẹt là điều không ai muốn nghĩ tới.


Căn lều có thể giúp người gặp nạn chống chọi với điều kiện khắc nghiệt trong lúc chờ giải cứu. (Ảnh: Giải thưởng thiết kế giáo dục)

Nhưng nếu chẳng may điều đó xảy ra, một nơi trú ẩn tạm thời có thể giúp nhà thám hiểm sống sót, chờ đợi cho đến khi được giải cứu.

Suy nghĩ về vấn đề này, cộng thêm cảm hứng từ nơi ở của gấu Bắc Cực, nhóm sinh viên từ Học viên hoàng gia Đan Mạch đã sáng tạo chiếc lều trú ẩn đặc biệt.

Henry Glogau và Samuel Barratt, hai sinh viên đứng đầu nghiên cứu chia sẻ rằng: "Bạn sẽ làm gì nếu rơi vào trường hợp bị mắc kẹt trong điều kiện khắc nghiệt như ở Bắc Cực. Không có sóng điện thoại, lương thực dự trữ không nhiều, không có liên lạc, nhiệt độ dưới 0 độ C. Hạ thân nhiệt là một mối đe dọa nghiêm trọng và sự trợ giúp từ bên ngoài có thể mất hàng giờ đồng hồ. Sáng tạo của chúng tôi giúp các nhà thám hiểm yên tâm hơn, bảo vệ sức khỏe của họ trong khi chờ đợi".

Theo nhóm nghiên cứu, trong trường hợp này, tuyết nên được coi là vật liệu xây dựng hơn là một gánh nặng, vật cản. Tương tự như những loài động vật chẳng hạn gấu Bắc Cực hay thậm chí là người Inuit, cũng từng sống trong hang động đầy tuyết.


Những du khách đi ngắm cực quang sử dụng lều trú ẩn tránh rét.

Nhóm thử nghiệm lều cứu hộ ở khu vực Alaska trong khoảng thời gian 1 tháng. Lều làm từ vật liệu mylar, phần thiết kế lớp da bên ngoài giống như một miếng giấy gấp origami Nhật Bản để cố định lều, chặn tuyết và giữ ấm bên trong. Căn lều có thể duy trì mức nhiệt độ chênh lệch trung bình 37 độ C giữa bên trong và bên ngoài, chịu được khu vực có tuyết rơi dày tới 40 cm. Các lều mùa đông thông thường chỉ cung cấp không gian ở chênh lệch nhiệt độ 13 độ C.

Trông vẻ ngoài không chắc chắn nhưng các nhà sáng tạo cam kết rằng nó vẫn nguyên vẹn trong điều kiện bão tuyết, chịu được một người 70 kg đứng trên đỉnh nhờ cấu trúc sợi thủy tinh dạng mắt cáo ở lớp trong liên kết và triển khai đồng thời với lớp vỏ origami ở bên ngoài.

Trong tương lai, các lều trú ẩn khẩn cấp sẽ được bố trí dọc theo các trạm kiểm soát và các tuyến đường đi bộ đường dài ở những khu vực có mùa đông lạnh giá, nhiệt độ thấp.

Thiết kế lều của nhóm Henry Glogau và Samuel Barratt đã dành giải cao nhất tại Giải thưởng thiết kế giáo dục ở hạng mục Thiết kế sản phẩm.

Cập nhật: 07/04/2022 Theo infonet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video