Lịch quan sát Mặt trăng "vô hình" vào hôm nay 3/9

Ngày 3/9, Mặt trăng xuất hiện ở giữa Trái đất và Mặt trời, khi đó, chúng ta gần như nhìn thấy chính xác một nửa bán cầu không được chiếu sáng của vệ tinh này khiến nó gần như trở nên vô hình.

Theo Hội thiên văn Hà Nội (HAS), Vào lúc 8 giờ 56 phút ngày 3/9, Mặt trăng sẽ đi qua Mặt trời ở khoảng cách 2 độ 16 phút và bị che khuất trong ánh sáng chói chang đến từ ngôi sao này trong vài ngày. Vào pha Trăng mới (Trăng non), Mặt trăng xuất hiện ở giữa Trái đất và Mặt trời, khi đó, chúng ta gần như nhìn thấy chính xác một nửa bán cầu không được chiếu sáng của vệ tinh này khiến nó gần như trở nên vô hình trên bầu trời.


Mặt trăng chỉ còn một nửa không được chiếu sáng khi quan sát từ Trái đất khiến chúng trở nên vô hình trên bầu trời.

Chuyển động trên quỹ đạo của Mặt trăng đưa vệ tinh quay quanh Trái đất với chu kỳ khoảng bốn tuần và kết quả là các pha của nó thay đổi tuần hoàn từ Trăng mới, Trăng thượng huyền, Trăng tròn, Trăng hạ huyền rồi Trăng mới sau mỗi 29,5 ngày. Chuyển động này cũng có nghĩa là, Mặt trăng di chuyển hơn 12 độ về phía động trên bầu trời từ đêm này qua đêm khác, khiến nó mọc và lặn muộn hơn gần một giờ.

Trong những ngày tiếp theo sau thời điểm Trăng mới, Mặt trăng sẽ xuất hiện trên bầu trời vào cuối buổi chiều như một mảnh lưỡi liềm mỏng và lặn đi chỉ vài giờ ngay sau khi Mặt trời lặn. Đến khoảng một tuần sau đó, Mặt trăng sẽ ở lại trên bầu trời cho đến nửa đêm.


Lịch quan sát hiện tượng Trăng mới ở Việt Nam.

Vì sao có thể quan sát Mặt trăng vào ban ngày? Các hạt khí trong khí quyển chủ yếu là nitrogen và oxygen, phản chiếu những ánh sáng có bước sóng ngắn như là ánh sáng xanh dương và ánh sáng tím. Sự tán xạ ánh sáng này bao gồm hấp thụ và phát lại ánh sáng theo một hướng khác làm cho Trái đất có bầu trời màu xanh.

Để chúng ta có thể nhìn thấy Mặt trăng vào ban ngày, nó phải vượt qua được ánh sáng tán xạ từ Mặt trời. Trong hai hoặc ba ngày gần thời điểm trăng non, chúng ta có thể nhìn thấy Mặt trăng vào ban ngày vì khi đó nó ở vào vị trí mà ánh sáng từ Mặt trời chiếu rọi Mặt trăng rất mạnh.

Vì Mặt trăng ở khá gần Trái đất, với khoảng cách trung bình là 384.400km, nên ánh sáng mà nó phản xạ nhìn sáng hơn nhiều so với các vật thể phát sáng hoặc phản xạ ánh sáng nhưng ở cách xa chúng ta, chẳng hạn như các ngôi sao và các hành tinh khác.

Các ngôi sao chúng ta nhìn thấy phát sáng yếu hơn hàng triệu tỷ lần so với Mặt trời, và yếu hơn hàng triệu lần so với Mặt trăng. Ánh sáng tán xạ từ Mặt trời mạnh đến nỗi thường làm lu mờ các ngôi sao vào ban ngày, nhưng không phải lúc nào cũng làm lu mờ ánh sáng mà Mặt trăng phản chiếu.

Các nhà thiên văn học dùng độ sáng bề mặt để đo độ sáng biểu kiến của các vật thể trên bầu trời, như là các thiên hà hay tinh vân, bằng cách đo lượng ánh sáng chúng phát ra trong một phạm vi trên bầu trời khi quan sát từ Trái đất. Vì Mặt trăng ở gần Trái đất hơn các ngôi sao nên độ sáng bề mặt của nó lớn hơn độ sáng của bầu trời, do đó đôi khi chúng ta dễ dàng nhìn thấy nó kể cả vào ban ngày.

Tuy nhiên, chúng ta có nhìn thấy Mặt trăng vào ban ngày hay không còn tùy vào một số yếu tố, như là mùa, pha trăng và độ trong của bầu trời.

Một hiện tượng khác cũng ảnh hưởng đến khả năng quan sát thấy Mặt trăng là ánh sáng Trái đất. Trong những ngày trăng lưỡi liềm, khi Mặt trăng ở góc gần Mặt trời, bạn có thể nhìn thấy mặt tối của Mặt trăng mà bình thường chúng ta không nhìn thấy, đó là do Mặt trăng nhận được ánh sáng phản chiếu từ Trái đất. Thời điểm tốt nhất để quan sát hiện tượng này là những ngày trăng lưỡi liềm, tức là khoảng 3 - 4 ngày sau trăng non.

Cập nhật: 03/09/2024 SKĐS
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video