Sắp có mưa sao băng cổ xưa tỏa sáng trên bầu trời

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), tháng 4 này, người yêu thiên văn sẽ được quan sát hiện tượng trăng mới, mưa sao băng cổ xưa nhất Lyrids, trăng hồng...

Ngày 9 tháng 4 – Trăng Mới

Mặt trăng sẽ nằm ở cùng phía của Trái đất so với Mặt trời và sẽ không nhìn thấy được trên bầu trời đêm. Pha này xảy ra lúc 01:22 (giờ Việt Nam). Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát các vật thể mờ như các thiên hà, cụm sao vì không có ánh trăng cản trở.

Ngày 22, 23 tháng 4 – Mưa sao băng Lyrids

Mưa sao băng Lyrids thường tạo ra khoảng 20 sao băng mỗi giờ ở đỉnh điểm. Trận mưa sao băng diễn ra hàng năm từ ngày 16 đến ngày 25 tháng 4. Cực điểm năm nay rơi vào đêm 22 rạng sáng 23. Những thiên thạch này đôi khi có thể tạo ra những vệt bụi sáng kéo dài trong vài giây. Nhưng thật không may, ánh sáng chói của Trăng tròn sẽ che khuất tất cả, trừ những sao băng sáng nhất trong đêm. Nhưng nếu kiên nhẫn, bạn vẫn có thể quan sát được bằng mắt thường. Thời gian tốt nhất sẽ là sau nửa đêm. Thiên thạch sẽ tỏa ra từ chòm sao Lyra (Thiên Cầm), và có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.


Mưa sao băng rực rỡ bầu trời đêm tháng 4.

Lyrids là một trong những trận mưa sao băng cổ xưa nhất mà loài người đã quan sát được. Những tài liệu xa xưa nhất ghi nhận về hiện tượng này cho biết nó đã được quan sát từ cách đây 2.500 năm.

Chúng ta có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường và nhận biết chòm sao Lyra bằng cách tìm 3 ngôi sao sáng nhất bầu trời phía đông. Quan trọng nhất là bầu trời không mây, ít ô nhiễm, một vị trí quan sát thoải mái và an toàn cũng như cần có sự kiên nhẫn. Với điều kiện lý tưởng có thể quan sát thấy không quá 20 vệt sao băng mỗi giờ.

Cách tốt nhất để quan sát mưa sao băng Lyrids là chọn thời điểm sau nửa đêm. Người xem có thể nhìn về hướng phía Đông Bắc, vị trí của chòm sao Lyra. Để dễ dàng quan sát, người xem nên nằm xuống và nhìn thẳng lên trên và bao quát bầu trời rộng lớn.

Các phương tiện giao thông, đèn đường và tòa nhà cao tầng ở các khu đô thị sẽ gây ô nhiễm ánh sáng và cản trở tầm nhìn. Do vậy, người yêu thiên văn cần chọn nơi thoáng đãng, xa phố xá để quan sát mưa sao băng.

Ngày 24 tháng 4 – Trăng tròn

Mặt trăng sẽ nằm ở phía đối diện của Trái đất so với Mặt trời và mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Pha này xảy ra lúc 06:50 (giờ Việt Nam). Lần trăng tròn này được các bộ lạc người Mỹ bản địa đầu tiên gọi là Trăng hồng vì nó đánh dấu sự xuất hiện của hoa Phlox màu hồng rêu, hay hoa phlox đất hoang, một trong những loài hoa đầu tiên của mùa xuân. Mặt trăng này còn được gọi là Mặt trăng cỏ mọc. Nhiều bộ lạc ven biển gọi đây là Trăng cá vì đây là thời điểm cá Shad bơi ngược dòng để sinh sản.

Cập nhật: 02/04/2024 SKĐS
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video