Liên Hiệp Quốc cảnh báo thế giới về hạn hán ở châu Phi

Liên Hiệp Quốc cảnh báo thế giới của chúng ta đang bị đe doạ khi để tình trạng hạn hán ở đông châu Phi biến thành một thảm hoạ nhân đạo.

Cảnh hạn hán tàn khốc ở Châu Phi


Kjell Bondevik, phái viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc ở vùng Sừng châu Phi, cho hay, dân chúng nơi đây có thể tránh được thảm hoạ nếu như họ nhận được viện trợ “trong một vài tuần nữa… chứ không phải trong nhiều tháng nữa”.

Kjell Bondevik chứng kiến gia súc chết vì thiếu nước khi đi thị sát ở một vùng phía nam Kenya.

Liên Hiệp Quốc ước tính, khoảng 11 triệu người đang đối mặt với mối đe doạ nghiêm trọng ở các nước Kenya, Ethiopia, Eritrea, Somalia và Djibouti. Chương trình Lương thực Thế giới – đứng đầu nỗ lực cứu trợ - cho biết, chương trình này chỉ có trong tay một phần ba những gì họ cần để bù đắp sự thâm hụt. Theo WFP, các nhà hảo tâm cam kết 186 triệu đôla Mỹ trong khi số tiền cần viện trợ là 574 triệu đôla Mỹ.

Tôi kêu gọi các nước hảo tâm hãy đồng ý viện trợ thêm nữa và phải giải ngân chứ không chỉ cam kết rồi để đấy”, ông Bondevik nói trong chuyến thị sát tình hình ở Kenya.

Hạn hán tồi tệ xảy ra tiếp sau các cuộc khủng hoảng lương thực ở Niger và nhiều vùng miền khác của châu Phi. Hình ảnh trẻ em chết vì đói đã khiến cộng đồng quốc tế phải hành động song theo nhận định của phóng viên BBC Peter Greste ở Nairobi, tất cả đã quá muộn.

Ông Bondevik cho biết, khí hậu toàn cầu thay đổi là nguyên nhân cốt lõi khiến cho mưa không xuất hiện trong hai mùa liên tiếp. Do đó, trách nhiệm của các nước trên toàn thế giới là phải giúp đỡ những người bị ảnh hưởng.

Tôi sợ rằng chúng ta đang đi từ một cuộc khủng hoảng sang một thảm hoạ nếu không có viện trợ kịp thời”.

Những lời bình luận trên của ông Bondevik đã được tổ chức nhân đạo Oxfam của Anh nhấn mạnh một lần nữa. Tổ chức này cho hay, sự giúp đỡ của các quốc gia hảo tâm giàu có đến thời điểm này vẫn còn “quá nhỏ nhoi so với nhu cầu cấp thiết”.

Theo Oxfam, cuộc khủng hoảng ở một số vùng ở bắc Kenya tồi tệ đến mức một số người buộc phải ăn côn trùng, quả dại và thịt sóc để tồn tại.

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video