Liệu bí ẩn của những dải băng Nam Cực đã được giải đáp?

Nhóm nghiên cứu đại học Cardiff chuyên ngành Khoa học trái đất và đại dương cùng các nhà khoa học thuộc bảo tàng khoa học Amgueddfa Cymru tại Wales đã đến Châu Phi để tìm kiếm những bằng chứng mới về biến đổi khí hậu giúp giải thích những bí ẩn xung quanh sự xuất hiện của những dải băng Nam Cực.

Sự hình thành những dải băng ở Nam Cực là một trong những biến đổi thời tiết có vai trò quan trọng bậc nhất trong lịch sử trái đất. Tuy nhiên, những ghi chép về nhiệt độ trước đây không mang lại bằng chứng nào về hiện tượng các đại dương hạ nhiệt độ trong khoảng thời gian đó trong khi thực chất chúng lại ấm lên. Điều này cũng cho thấy một bức tranh về hệ thống khí hậu còn gây bối rối mà từ lâu nó vẫn là bí ẩn ngành cổ khí hậu học.

Loài Foram mang tên “Halkyardia minima” có kích cỡ chỉ bằng đầu kim. (Ảnh: Image courtesy of Cardiff University)

Hiện tiến sĩ Carrie Lear – giảng viên môn cổ khí hậu học – cùng đồng nghiệp tại Cardiff đã đưa ra những ghi chép nhiệt độ mới sử dụng lớp bùn thềm đại dương cổ đại được lấy từ Tanzania – Đông Phi. Nghiên cứu lớp vỏ của loài động vật có kích cỡ bằng đầu kim – loài foraminifera (còn gọi là forams) tiết lộ nhiệt độ đại dương thực chất đã giảm 2,5oC.

Tiến sĩ Lear nói: “Loài Forams là một công cụ rất hữu ích để nghiên cứu khí hậu trong quá khứ, giúp chúng ta tìm hiểu về sự thay đổi khí hậu nhà kính trong tương lai. Những ghi chép mới sẽ giúp giải đáp câu đố tồn tại bấy lâu về sự mở rộng các dải băng bên cạnh hiện tượng nhiệt độ toàn cầu hạ thấp."

“Chúng tôi có thể sử dụng đặc tính hóa học của các vi hóa đá tại Tanzania để tạo các bản ghi chép nhiệt độ cũng như thể tích băng trong khoảng thời gian chuyển giao giữa hai đợt biến đổi khí hậu lớn. Những tài liệu mới này cho thấy các đại dương trên thế giới có giảm nhiệt độ trong quá trình phát triển của một dải băng. Thể tích băng có thể sẽ chiếm cứ cả vùng Nam Cực rộng lớn. Hiện cũng có sự tương hợp giữa các mô hình khí hậu máy tính và dữ liệu khí hậu trong quá khứ."

Đội nghiên cứu khoa học trái đất, đại dương và hành tinh thuộc đại học Cardiff sẽ tìm kiếm những bằng chứng cho các nguyên nhân cơ bản của hiện tượng hạ nhiệt toàn cầu bằng cách sử dụng forams. Họ tin rằng yếu tố đáng ngờ nhất là sự giảm dần dần lượng khí cacbonic trong bầu khí quyển kết hợp với khoảng thời gian quỹ đạo trái đất xung quanh mặt trời khiến cho mùa hè ở Nam Cực đủ lạnh để duy trì những dải băng trong suốt một năm.

Nghiên cứu được tổ chức NERC tài trợ và được đăng tải trên số ra tháng 3 tờ Geological Society of America.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video