Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên "Ung thư tim"?

Tại sao tim lại là bộ phận duy nhất trong cơ thể gần như không thể bị ung thư?

Có ung thư phổi, ung thư gan... mà sao chưa bao giờ nghe thấy ung thư tim? Phải chăng tim là cơ quan "bất khả khiến bại"?

Ung thư - căn bệnh nghe tên đã cảm thấy đáng sợ, trung bình mỗi năm lấy đi mạng sống của tới 8 triệu người trên thế giới.

Một số bệnh ung thư thường thấy phải kể đến bao gồm ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, thế nhưng lại có một bộ phận cực kì quan trọng bị bỏ quên một cách khó hiểu trong danh sách này...

Và đó chính là trái tim! Nếu được hỏi bạn đã gặp trường hợp nào mắc ung thư tim chưa, hẳn 99% câu trả lời sẽ là "Chưa".

Vậy thực sự có tồn tại căn bệnh mang tên ung thư tim không? Câu trả lời là hoàn toàn có, tuy nhiên nó thuộc dạng siêu hiếm, vậy nên nhiều người cứ ngỡ ung thư tim chỉ có trong tưởng tượng.


Ung thư tim là có thật ư?

Trước hết, hãy cùng thử tìm hiểu một chút về ung thư. Cơ thể chúng ta có một hệ thống đào thải mà trong đó các tế bào cũ, hoạt động kém được loại bỏ và thay bằng các tế bào mới.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi cơ chế này xảy ra lỗi, các tế bào kém chất lượng sẽ vẫn tiếp tục phát triển. Những tế bào đột biến này khi nhân lên sẽ phá vỡ chức năng các tế bào lân cận và đến một giới hạn nào đó, chúng sẽ vượt tầm kiểm soát, tạo nên một khối u.


Tế bào đột biến này khi nhân lên sẽ phá vỡ chức năng các tế bào lân cận.

Điều này có nghĩa bất kì bộ phận nào trên cơ thể cũng đều có thể bị ung thư chứ không riêng gì các cơ quan nội tạng đâu nhé!

Quay trở lại trường hợp của trái tim, đây đích thị là cơ quan bận rộn nhất, bởi nó hoạt động không ngừng nghỉ từ lúc ta sinh ra cho tới khi nói lời chào tạm biệt cõi đời này. Với "trọng trách" liên tục 24/7 như vậy thì tim thậm chí còn chẳng có thời gian để loại bỏ tế bào cũ mà thay bằng cái mới.


Tim – cơ quan bận rộn nhất cơ thể.

Các tế bào của tim hầu như tồn tại mãi mãi như vậy, trừ trường hợp có mô bị tổn thương. Và thế là ung thư gần như chẳng có cơ hội "chen chân" vào bởi quá trình thay thế tế bào ở tim rất ít khi xảy ra.

Tuy nhiên, hiếm không có nghĩa là không có. Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 1 triệu người thì sẽ có khoảng 34 người mang nguy cơ mắc ung thư tim.

Các trường hợp ung thư tim được chia làm 2 dạng. Dạng thứ nhất chính là các tế bào ung thư phát triển trực tiếp từ tim đem theo tỉ lệ tử vong cực cao, nhưng may thay nó cũng rất ít khi xảy ra.


Nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 1 triệu người thì sẽ có khoảng 34 người mang nguy cơ mắc ung thư tim.

Ở dạng còn lại, ung thư từ các cơ quan khác như phổi hay máu lan truyền đến tim và dần tạo thành ung thư tim. Khả năng bệnh nhân sống sót khi mắc căn bệnh này chỉ khoảng 50% sau năm đầu tiên.

Ung thư tim dù siêu hiếm nhưng thực sự là bệnh nguy hiểm cần được nghiên cứu kĩ càng. Vậy mới nói, trái tim chúng ta không phải miễn nhiễm ung thư như nhiều người vẫn lầm tưởng đâu nhé!

Các triệu chứng của bệnh ung thư tim là gì?

Sự khan hiếm cực độ của bệnh ung thư tim nói chung là một điều tích cực, nhưng điều đó có nghĩa là chúng ta đang thực sự thiếu dữ liệu chính xác về căn bệnh này, khiến các bác sĩ gặp khó khăn trong việc giải quyết chúng. Ví dụ, chúng ta vẫn không rõ liệu bất kỳ lựa chọn lối sống hoặc tình trạng sức khỏe cụ thể nào có làm tăng nguy cơ ung thư tim hay không. Thậm chí người ta còn không rõ làm thế nào và tại sao các khối u tim phát sinh hoặc cách điều trị chúng tốt nhất.

"Chúng tôi không biết yếu tố rủi ro là gì", Tiến sĩ Tochukwu Okwuosa, bác sĩ tim mạch và giám đốc khoa tim mạch- ung thư tại Trung tâm Y tế Đại học Rush ở Chicago nói: "Không có yếu tố nguy cơ cụ thể nào khiến bệnh nhân mắc bệnh ung thư tim".

Các triệu chứng của bệnh ung thư tim cũng có thể khó xác định. Một số khối u không có triệu chứng, trong khi hầu hết những khối u khác chỉ gây ra các triệu chứng không đặc hiệu, chẳng hạn như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, đau ngực và đánh trống ngực.

Nếu bạn cảm thấy khó chịu và nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này thì đó không chắc là khối u ở tim, nhưng bạn nên nhờ chuyên gia y tế kiểm tra.

Cập nhật: 22/02/2024 Theo Trí Thức Trẻ/ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video