Linh trưởng “nói chuyện” bằng sóng siêu âm

AFP dẫn một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Phillippines xuất bản ngày 8/2 cho biết, một trong những con linh trưởng nhỏ nhất thế giới Tarsius syrichta giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm mà chúng ta không nghe thấy được kể cả khi ở gần chúng.

Theo báo cáo nghiên cứu, loài linh trưởng này có kích thước không lớn hơn bàn tay của một người đàn ông.

Tarsius syrichta có thể nghe và phát ra âm thanh thường xuyên có hiệu quả tần suất riêng để cảnh báo nguy hiểm. Đây cũng là một trong những loài động vật có vú duy nhất có thể gửi và nhận những tín hiệu thanh âm siêu âm với tần suất hơn 20 kilohertz (kHz).

So với con người, loài linh trưởng bắt “tín hiệu” sóng siêu âm tốt hơn. Con người không thể nghe được âm thanh có tần suất trên 20 kHz trong khi đó chó có thể nghe được tiếng huýt sáo có tần suất từ 22- 23 kHz.


Linh trưởng nhỏ nhất thế giới “nói chuyện” bằng sóng siêu âm.

Để đo tần suất tiếng kêu của sóng siêu âm của loài linh trưởng, các nhà khoa học đã ghi lại 35 mẫu trong tự nhiên.

Theo các nhà khoa học, tần suất của tiếng kêu tối đa đạt 67 kHz, là giá trị cao nhất của bất kỳ loài động vật có vú nào sống ở trên cạn, cả con dơi và một số loài động vật gặm nhấm.

Những tiếng kêu siêu âm có thể là thuận lợi đối với cả con phát ra tín hiệu và con nhận tín hiệu, đặc biệt gây khó khăn những động vật ăn thịt trong việc phát hiện ra và xác định vị trí.

Những con linh trưởng nhỏ nhất thế giới này có 5 ngón tay giống với con người và hai mắt lớn nhất so với bất kỳ loài linh trưởng khác sinh sống trong tự nhiên.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video