Lò phản ứng hạt nhân trên… xe tải: Cơ hội ghi điểm cho loại năng lượng bị coi là “đầu độc Trái đất”

Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi của Nhật Bản có kế hoạch phát triển và thương mại hóa các lò phản ứng hạt nhân đủ nhỏ để vận chuyển trên xe tải vào cuối thập kỷ tới. Công ty hy vọng sẽ thu hút được nhu cầu về năng lượng không thải ra carbon.

Với chiều cao 3m và rộng 4m, các lò phản ứng siêu nhỏ sẽ nặng dưới 40 tấn. Lò phản ứng và thiết bị tạo điện sẽ nằm gọn trong một chiếc xe container. Như thế, lò phản ứng có thể được vận chuyển đến những vùng xa xôi hoặc bị ảnh hưởng bởi thảm họa.

Chúng đủ nhỏ để được chôn dưới đất, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn. Công nghệ này cũng có thể được sử dụng trong khám phá không gian.


Các lò phản ứng siêu nhỏ sẽ nặng dưới 40 tấn.

Các lò phản ứng siêu nhỏ sẽ có công suất tối đa là 500 kilowatt, tương đương 1/20 công suất của các lò phản ứng hạt nhân thông thường tạo ra hơn 1 gigawatt.

Mitsubishi có kế hoạch thương mại hóa công nghệ này sớm nhất vào thập niên 2030, sau khi nhận được sự chấp thuận của Nhật Bản và các chính phủ khác.

Các lò phản ứng mini sẽ phải được chế tạo an toàn hơn các lò phản ứng thông thường, vì chúng hoạt động gần các khu vực đông dân cư hơn. Lõi lò phản ứng hạt nhân, chất làm mát và tất cả các thiết bị khác sẽ được chứa trong các khoang được đậy kín.

Uranium được làm giàu cao sẽ được sử dụng làm nhiên liệu và không cần thay thế trong khoảng 25 năm. Một khi nhiên liệu được sử dụng hết, toàn bộ lò phản ứng có thể được thu hồi. Các lò phản ứng có thể được lắp đặt dưới lòng đất để giảm rủi ro do thiên tai và khủng bố.

Mitsubishi cũng sẽ giảm nguy cơ xảy ra thảm họa từ chất làm mát. Thay vì chất làm mát dạng lỏng, các lò phản ứng di động sẽ sử dụng vật liệu graphite ở trạng thái rắn có tính dẫn nhiệt cao.

Graphite bao quanh lõi và truyền nhiệt cho hệ thống tạo điện trong quá trình hoạt động bình thường. Nếu có sự cố xảy ra, nhiệt quá cao từ lõi sẽ được làm mát qua môi trường tự nhiên.

Mỗi lò phản ứng siêu nhỏ sẽ tiêu tốn hàng chục triệu USD, thấp hơn nhiều so với con số 6 tỷ USD hoặc hơn để xây dựng một nhà máy hạt nhân 1,2 gigawatt.

Chi phí để sản xuất 1 kilowatt giờ từ lò phản ứng hạt nhân trên xe tải sẽ cao hơn so với một lò phản ứng thông thường. Nhưng nó sẽ phù hợp với chi phí hiện nay để cung cấp điện cho các hòn đảo bị cô lập. Các lò phản ứng sẽ cho phép vùng sâu vùng xa tiếp cận nguồn năng lượng tiết kiệm không phụ thuộc vào carbon.

Năng lượng hạt nhân vốn bị coi là "đầu độc thế giới" đang được nhìn dưới một ánh mắt khác trong bối cảnh thúc đẩy phi carbon hóa toàn cầu. Năm nay, Liên minh châu Âu đã đưa ra kế hoạch chỉ định điện hạt nhân và khí đốt tự nhiên là các giải pháp năng lượng carbon thấp thay thế.

Cập nhật: 22/04/2022 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video