"Loa" giúp người điếc nghe nhạc

Các nhà khoa học vừa phát minh được một thiết bị giúp người điếc "nghe" được nhạc thông qua sự dao động, 200 năm sau khi kỹ thuật này được nhà soạn nhạc Beethoven sử dụng khi ông bị mất thính giác.

Khi người nghe áp năm mặt ngón tay của họ vào thiết bị "Vibrato" này, họ có thể cảm nhận được các nhạc cụ, nhịp điệu và nốt nhạc khác nhau. Nếu được kết nối với một chiếc máy tính, thiết bị này còn có thể giúp những người điếc soạn được những bản nhạc.

Đây là phát minh của nghiên cứu sinh Shane Kerwin thuộc Đại học Brunei. Ông đã chế tạo được một thiết bị mẫu mà ông hy vọng nó sẽ giúp những đứa trẻ khiếm thính có thể tham gia vào các lớp học âm nhạc.

Ông Kerwin nói: "Thiết bị Vibrato sẽ giúp những trẻ em khiếm thính tham gia vào các khóa học âm nhạc, điều mà trước đây người ta coi là bất khả thi. Tôi hy vọng rằng Vibrato sẽ giúp chúng ta đưa các sinh viên khiếm thính tham gia vào quá trình giáo dục âm nhạc và cho phép các trường học khuyến khích trẻ em khiếm thính tiếp nhận âm nhạc như các học sinh bình thường khác".

Ý tưởng nghe nhạc thông qua dao động đã từng xuất hiện từ rất lâu trước đây. Nhạc sĩ thiên tài Ludwig van Beethoven đã bị điếc hoàn toàn vào năm 1818, tuy nhiên ông vẫn tiếp tục sáng tác nhạc tới 10 năm tiếp theo. Ông đã phải cắt bỏ chân chiếc đàn piano và ngồi xuống sàn nhà chơi nhạc để có thể cảm nhận được các rung động tốt hơn.

Còn ông Paul Wittaker, Giám đốc nghệ thuật tại quỹ từ thiện Âm nhạc và người khiếm thính Anh cho biết có rất nhiều người điếc có khả năng cảm nhận âm nhạc, nhưng có nhiều công nghệ không phù hợp với họ. Ông nói: "Do sự thiếu hụt khả năng cảm thụ nên người điếc không dễ dàng hiểu được các âm thanh được tạo ra, bởi vậy Vibrator thực sự sẽ là một phương tiện giải trí được hoan nghênh".

Theo VTV
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video