Loài cá cóc Tam Đảo có thể thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng

Các nhà khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã thành công trong việc nuôi và cho đẻ thành công tại môi trường nuôi nhốt giống cá cóc Tam Đảo, có tên khoa học là Paramesotriton deloustali - một loài lưỡng cư có đuôi duy nhất được tìm thấy từ năm 1934, mà người dân địa phương gọi là tắc kè nước, sa giông bụng hoa hay cá cóc bụng hoa.

Cá cóc Tam Đảo bị đánh bắt
(Ảnh: ND)

Loài động vật này được liệt vào sách đỏ Việt Nam ở mức có nguy cơ bị tuyệt chủng. Sở dĩ có tình trạng này, bởi từ trước tới nay các nhà khoa học chỉ phát hiện thấy chúng có ở các suối của dãy núi Tam Đảo và phân bố trong phạm vi hẹp thuộc địa bàn các tỉnh: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên.

Vì là loài lưỡng cư kỳ lạ (có đuôi khi đã trưởng thành) nên cá cóc bị người dân sống ven chân núi Tam Đảo lùng bắt bán cho khách du lịch về nuôi làm cảnh, hoặc ngâm rượu làm thuốc nên dần cạn kiệt. Bên cạnh đó, do tình trạng khai thác rừng bừa bãi và phát triển du lịch ồ ạt, đã làm cho môi trường sống của loài cá này ngày càng suy giảm, không phát triển.

Hiện nay, các nhà khoa học đang tiến hành đưa cá cóc con nuôi thử nghiệm trong môi trường bán tự nhiên tại các suối, hồ vùng núi Tam Đảo, giúp cá cóc thích nghi dần với điều kiện môi trường sống tự nhiên.

 

Theo Tin tức, Nhân dân
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video